► Hàng loạt người tình bí ẩn của đệ nhất công tử Tây Đô
Đấm thẳng mặt công tử Bạc Liêu
Nhỏ hơn cậu ba Quản 10 tuổi, Hắc công tử hay công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (1900 - 1974) cũng được thừa hưởng từ cha một gia tài đồ sộ.
Thuở ấu thơ của Hắc công tử sống hoàn toàn trong nhung lụa. Ông được gia đình chiều chuộng, ăn chơi thỏa thích. Vì thế, việc học không được công tử quan tâm đến.
Hắc công tử (công tử Bạc Liêu) Trần Trinh Huy. Ảnh: Wikipedia
Với sản nghiệp của cha để lại gồm 200.000 hecta ruộng ngọt và ruộng mặn, công tử Bạc liêu đã mặc sức tung hoành. Tương truyền, trên đời này Hắc công tử không chịu thua kém bất cứ ai, kể cả vua chúa. Vì thế, hễ vua Bảo Đại có gì là công tử Bạc liêu có cái đó, kể cả máy bay. Tiếng đồn đến Cần Thơ ngày càng nhiều. Đến một ngày nọ ...
Chiếc Citroen của công tử Bạc Liêu bấm dốc để qua cầu Cái Răng vào Cần Thơ tìm gặp một giai nhân. Hay tin, từ phía Cần Thơ, chiếc Renault của công tử Tây Đô Dương Văn Quản cũng lên cầu để xuôi về hướng Sóc Trăng. Thuở ấy, cầu hẹp chỉ vừa cho một chiếc đi qua nên khi cả hai cùng lên cầu đã phải dừng lại...
Không ai chịu nhường ai, hai người cùng xuống xe và cuộc cải vã xảy ra. Tiếng chì tiếng bấc vang lên, hai công tử của vùng đất miền tây từ đấu võ mồm sang tay chân. Kết quả, công tử Bạc Liêu thua, ôm đầu máu bỏ chạy.
2 chiếc xe đấu đầu nhau giữa cầu khiến cho giao thông bị ách tắc. Cảnh sát đến nhưng cũng không bên nào chịu lui xe. Sự việc kéo dài cả ngày trời mà không giải quyết được.
Sau đó, công tử Bạc Liêu đâm đơn kiện công tử Tây Đô về hành vi "cố ý gây thương tích" khiến người này phải liên miên hầu tòa. Những phiên tòa diễn ra liên tục, kéo dài hết tháng này đến năm nọ mà công tử Bạc Liêu nhất định không buông.
Lúc này Ba Quản mới thấy thấm thía về công tử Bạc Liêu. Tiêu tốn thời gian, mất nhiều tiền bạc sau hơn một năm mà vụ án vẫn chưa xử xong. Chính cậu ba Quản đã phải nhờ người xuống Bạc Liêu điều đình...
Ai giàu hơn ai?
Cuộc điều đình không ngã ngũ mặc dù vết thương của công tử Bạc Liêu đã lành.
Người thay mặt cho công tử Quản đã trao đổi với Hắc công tử nhận hết lỗi lầm về mình và mong được xí xóa, nhưng càng xin Hắc công tử càng "làm già".
Cuối cùng, công tử Tây Đô đành phải nói cho qua chuyện rằng: "Do không biết người trong xe là công tử Bạc Liêu, nếu biết có cho vàng tôi cũng không dám đánh".
Nghe tới đây, Hắc công tử nguôi giận và đồng ý bỏ qua với lập luận của kẻ bề trên "không biết, không có tội".
Đấm thẳng mặt công tử Bạc Liêu
Nhỏ hơn cậu ba Quản 10 tuổi, Hắc công tử hay công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (1900 - 1974) cũng được thừa hưởng từ cha một gia tài đồ sộ.
Thuở ấu thơ của Hắc công tử sống hoàn toàn trong nhung lụa. Ông được gia đình chiều chuộng, ăn chơi thỏa thích. Vì thế, việc học không được công tử quan tâm đến.
Hắc công tử (công tử Bạc Liêu) Trần Trinh Huy. Ảnh: Wikipedia
Với sản nghiệp của cha để lại gồm 200.000 hecta ruộng ngọt và ruộng mặn, công tử Bạc liêu đã mặc sức tung hoành. Tương truyền, trên đời này Hắc công tử không chịu thua kém bất cứ ai, kể cả vua chúa. Vì thế, hễ vua Bảo Đại có gì là công tử Bạc liêu có cái đó, kể cả máy bay. Tiếng đồn đến Cần Thơ ngày càng nhiều. Đến một ngày nọ ...
Chiếc Citroen của công tử Bạc Liêu bấm dốc để qua cầu Cái Răng vào Cần Thơ tìm gặp một giai nhân. Hay tin, từ phía Cần Thơ, chiếc Renault của công tử Tây Đô Dương Văn Quản cũng lên cầu để xuôi về hướng Sóc Trăng. Thuở ấy, cầu hẹp chỉ vừa cho một chiếc đi qua nên khi cả hai cùng lên cầu đã phải dừng lại...
Không ai chịu nhường ai, hai người cùng xuống xe và cuộc cải vã xảy ra. Tiếng chì tiếng bấc vang lên, hai công tử của vùng đất miền tây từ đấu võ mồm sang tay chân. Kết quả, công tử Bạc Liêu thua, ôm đầu máu bỏ chạy.
Xe Citroen của công tử Bạc Liêu (hiện trưng bày tại nhà lưu niệm công tử Bạc Liêu).
2 chiếc xe đấu đầu nhau giữa cầu khiến cho giao thông bị ách tắc. Cảnh sát đến nhưng cũng không bên nào chịu lui xe. Sự việc kéo dài cả ngày trời mà không giải quyết được.
Sau đó, công tử Bạc Liêu đâm đơn kiện công tử Tây Đô về hành vi "cố ý gây thương tích" khiến người này phải liên miên hầu tòa. Những phiên tòa diễn ra liên tục, kéo dài hết tháng này đến năm nọ mà công tử Bạc Liêu nhất định không buông.
Lúc này Ba Quản mới thấy thấm thía về công tử Bạc Liêu. Tiêu tốn thời gian, mất nhiều tiền bạc sau hơn một năm mà vụ án vẫn chưa xử xong. Chính cậu ba Quản đã phải nhờ người xuống Bạc Liêu điều đình...
Ai giàu hơn ai?
Cuộc điều đình không ngã ngũ mặc dù vết thương của công tử Bạc Liêu đã lành.
Người thay mặt cho công tử Quản đã trao đổi với Hắc công tử nhận hết lỗi lầm về mình và mong được xí xóa, nhưng càng xin Hắc công tử càng "làm già".
Cuối cùng, công tử Tây Đô đành phải nói cho qua chuyện rằng: "Do không biết người trong xe là công tử Bạc Liêu, nếu biết có cho vàng tôi cũng không dám đánh".
Nghe tới đây, Hắc công tử nguôi giận và đồng ý bỏ qua với lập luận của kẻ bề trên "không biết, không có tội".
Cầu Cái Răng nơi ngày xưa 2 công tử đối đầu
Sự cố đó vẫn chưa làm cho công tử Tây Đô tâm phục công tử Bạc Liêu. Theo tường thuật lại của nhiều bậc cao niên, một trận thư hùng khác đã diễn ra giữa họ. Lần này, cả hai trực tiếp chọi nhau bằng hình thức đánh bạc để xem mức độ giàu có của 2 bên. Người nào nghèo hơn bị xem là kẻ thua cuộc.
Chiếu bạc được bày ra. Hai nhân vật chính vào cuộc sát phạt nhau một cách quyết liệt. Vì là cờ bạc nên có thua có thắng. Số tiền của 2 người đem theo cũng chỉ vơi đi một ít. Sau gần một ngày đánh bạc, kết quả vẫn bất phân thắng bại.
Cuối cùng cả hai đồng ý một phương thức khác, đem tiền ra đếm. Người nhà của mỗi bên lập tức về nhà chở tiền đến. Sau thời gian tiến hành đếm tiền, tiền của công tử Quản càng lúc càng lép trước gia tài đồ sộ với hàng chục tấn vàng của Hắc công tử. Công tử Tây Đô đành phải chấp nhận thua cuộc một cách tâm phục.
Từ đó, hai công tử hiểu nhau hơn, kết tình bằng hữu thân thiết hơn. Hai gia tộc họ Trần và họ Dương cũng gần gũi hơn cho đến ngày công tử Quản qua đời (1960) thì mối giao hảo này cũng phai nhạt dần...
Tác giả bài viết: Trần Chánh Nghĩa
Nguồn tin: