Sáng 17/11, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân dành 20 phút để trả lời các câu hỏi của đại biểu đặt ra tại phiên chất vấn trước. Trong đó, có hàng loạt câu hỏi liên quan đến việc xử lý nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong việc khen thưởng, điều chuyển Trịnh Xuân Thanh, sai sót trong công tác cán bộ...
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thừa nhận: “Với trách nhiệm của mình là tham mưu cho Chính phủ trong các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức, Bộ Nội vụ nhận thiếu sót trong quản lý nhà nước”.
Bộ trưởng Nội vụ cho biết Chính phủ đã có nhiều chỉ thị để nâng cao kỷ luật, tăng cường kỷ cương cho cán bộ, công chức. Đối với những người có 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì xem xét cho thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Kiên quyết loại bỏ các công chức yếu kém ra khỏi bộ máy.
Chưa thoả mãn với phần trả lời này, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) tiếp tục tranh luận. Ông Minh thẳng thắn: “Chất vấn hôm qua về Trịnh Xuân Thanh được đông đảo cử tri quan tâm. Đây là vấn đề bức xúc trong xã hội nhưng bộ trưởng chẳng nói gì cả”.
Đại biểu Minh nhắc lại câu hỏi của mình với Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân tại phiên chất vấn chiều 16/11: “Tôi hỏi nguyên nhân cốt lõi, trách nhiệm chính yếu của Bộ Nội vụ từ tặng Huân chương anh hùng lao động cho Trịnh Xuân Thanh đến việc điều chuyển về Hậu Giang. Hiện nay có bao nhiêu trường hợp được luân chuyển theo kiểu Trịnh Xuân Thanh, có văn bản nào quy định kiểu luân chuyển này không?”.
Đại biểu này cũng đồng thời gửi thắc mắc: “Cứ mỗi lần có tham nhũng lớn thì đối tượng ra đi êm ả, con voi chui tọt lỗ kim, sao chấp nhận được?”.
Tuy nhiên, do đã hết giờ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Bộ trưởng Nội vụ trả lời bổ sung bằng văn bản. Chủ tịch Quốc hội cũng đồng thời đề nghị Bộ Công an có báo cáo riêng về trường hợp đại biểu nêu trong chất vấn.
Đánh giá về lần đăng đàn đầu tiên của Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét bộ trưởng trả lời thẳng thắn, không né tránh, tuy nhiên chưa thoả mãn được các đại biểu trong các vấn đề nóng. Gần đây, các sai phạm liên quan đến việc tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng gây bức xúc nhưng bộ xử lý còn chậm.
Riêng đối với trường hợp ông Vũ Huy Hoàng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhìn nhận: “Với các sai phạm nghiêm trọng của ông Vũ Huy Hoàng, Quốc hội nghiêm khắc phê phán và cũng thấy trách nhiệm của mình trong việc thông qua văn bản pháp luật để xử lý các trường hợp tương tự”.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất các văn bản nhằm xử lý sai phạm của cán bộ lãnh đạo sau khi về hưu.
Trước đó, tại phiên chất vấn chiều 16/11, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho rằng Trịnh Xuân Thanh là một vụ tày trời, nhưng một mình Trịnh Xuân Thanh không thể làm thế. Đại biểu Minh đặt câu hỏi về công tác cán bộ, từ việc tặng huân chương đến luân chuyển về Bộ Công Thương rồi đề bạt làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho người này.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thừa nhận: “Với trách nhiệm của mình là tham mưu cho Chính phủ trong các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức, Bộ Nội vụ nhận thiếu sót trong quản lý nhà nước”.
Bộ trưởng Nội vụ cho biết Chính phủ đã có nhiều chỉ thị để nâng cao kỷ luật, tăng cường kỷ cương cho cán bộ, công chức. Đối với những người có 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì xem xét cho thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Kiên quyết loại bỏ các công chức yếu kém ra khỏi bộ máy.
Lần đăng đàn đầu tiên sau 7 tháng nhậm chức của Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đối diện với hàng loạt vấn đề nóng liên quan đến việc bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ. Ảnh: Tiến Tuấn.
Chưa thoả mãn với phần trả lời này, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) tiếp tục tranh luận. Ông Minh thẳng thắn: “Chất vấn hôm qua về Trịnh Xuân Thanh được đông đảo cử tri quan tâm. Đây là vấn đề bức xúc trong xã hội nhưng bộ trưởng chẳng nói gì cả”.
Đại biểu Minh nhắc lại câu hỏi của mình với Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân tại phiên chất vấn chiều 16/11: “Tôi hỏi nguyên nhân cốt lõi, trách nhiệm chính yếu của Bộ Nội vụ từ tặng Huân chương anh hùng lao động cho Trịnh Xuân Thanh đến việc điều chuyển về Hậu Giang. Hiện nay có bao nhiêu trường hợp được luân chuyển theo kiểu Trịnh Xuân Thanh, có văn bản nào quy định kiểu luân chuyển này không?”.
Đại biểu này cũng đồng thời gửi thắc mắc: “Cứ mỗi lần có tham nhũng lớn thì đối tượng ra đi êm ả, con voi chui tọt lỗ kim, sao chấp nhận được?”.
Tuy nhiên, do đã hết giờ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Bộ trưởng Nội vụ trả lời bổ sung bằng văn bản. Chủ tịch Quốc hội cũng đồng thời đề nghị Bộ Công an có báo cáo riêng về trường hợp đại biểu nêu trong chất vấn.
Đánh giá về lần đăng đàn đầu tiên của Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét bộ trưởng trả lời thẳng thắn, không né tránh, tuy nhiên chưa thoả mãn được các đại biểu trong các vấn đề nóng. Gần đây, các sai phạm liên quan đến việc tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng gây bức xúc nhưng bộ xử lý còn chậm.
Riêng đối với trường hợp ông Vũ Huy Hoàng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhìn nhận: “Với các sai phạm nghiêm trọng của ông Vũ Huy Hoàng, Quốc hội nghiêm khắc phê phán và cũng thấy trách nhiệm của mình trong việc thông qua văn bản pháp luật để xử lý các trường hợp tương tự”.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất các văn bản nhằm xử lý sai phạm của cán bộ lãnh đạo sau khi về hưu.
Trước đó, tại phiên chất vấn chiều 16/11, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho rằng Trịnh Xuân Thanh là một vụ tày trời, nhưng một mình Trịnh Xuân Thanh không thể làm thế. Đại biểu Minh đặt câu hỏi về công tác cán bộ, từ việc tặng huân chương đến luân chuyển về Bộ Công Thương rồi đề bạt làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho người này.
Tác giả bài viết: Hà Hương
Nguồn tin: