Sau bàn thắng việt vị rõ ràng của Châu Ngọc Quang, khiến Quảng Nam FC vuột mất cơ hội leo lên ngôi đầu bảng V.League, ông chủ tịch Quảng Nam Lê Nguyên Hồng là người tỏ ra bức xúc nhất. Vị quan chức này, như bao giới mộ điệu khác, bắt đầu nghi ngờ “vấn đề tư tưởng” của trọng tài. Ông bất mãn đến nỗi ví các ông vua áo đen… “học ở trường mù”.
Trong bóng đá, sai lầm của trọng tài là gia vị phải có. Trên thế giới, nhiều nơi còn coi đây là đặc điểm thú vị, sau các pha bóng hay và kết quả bất ngờ. Tham gia cuộc chơi, bên nào cũng phải chấp nhận, và nổi giận cần có chừng mực.
Nhìn trên phương diện này, ông Hồng rõ ràng cư xử thiếu kiềm chế. Thú vị ở chỗ, chừng 2 tháng trước, khi Quảng Nam FC được trọng tài “tặng” một bàn thắng trên sân Vinh, chẳng thấy ông chê trách gì đội ngũ điều khiển.
Xa hơn nữa, năm ngoái, trên sân 19/8, Khánh Hòa bị khước từ một bàn thắng gỡ hòa hợp lệ trước Quảng Nam, ông Hồng cũng tuyệt đối… “im hơi lặng tiếng”, không nói trọng tài sai.
Thế là, cứ quân nhà có lợi, vị Chủ tịch đội bóng đất Quảng sẽ mặc nhiên xem như chẳng có gì. Ngược lại, ông nổi cơn thịnh nộ. Trong quan điểm của ông, phải chăng lợi ích đội bóng là trên hết, bất kể cách thức dẫn đến lợi ích xấu, đẹp thế nào?
Tư duy kiểu này rất hẹp hòi. Đáng nghĩ hơn, ông Lê Nguyên Hồng ngoài đảm nhiệm chức vụ đứng đầu của một CLB, còn là Ủy viên Ban chấp hành VFF, Trưởng ban bóng đá phong trào VFF. Người có quyền, gánh vác trọng trách không nhỏ ở cơ quan cao nhất của bóng đá Việt mà suy nghĩ và phát ngôn như vậy, nghe thật chướng tai.
Ban trọng tài thấy khó chịu trước ông Hồng, những người khiếm thị cũng thế. “Nạn nhân” còn có cả ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch CLB HAGL – người sau đó bị lôi ra châm biếm với lý do đem tiền cho trọng tài.
Mọi chuyện, từ đây lại phức tạp và… chợ búa hơn. Bầu Đức đăng đàn, đốp chát với ông Hồng, rằng phát biểu trước đó mang tính cay cú, “bị bệnh”; thậm chí đòi phá luật V.League, đá lại hoặc xử thua HAGL nếu cần.
Bầu Đức hiện giữ chức Phó Chủ tịch phụ trách tài chính VFF. Theo vai vế, doanh nhân quê Bình Định là cấp trên của ông Hồng. Nội bộ một cơ quan điều hành đã xảy ra sự bất đồng, đấu đá lẫn nhau. Đến đây, người ta đặt câu hỏi, liệu cơ quan ấy có đủ sức “nặng” về uy tín để lãnh đạo?
Chuyện cá nhân vừa làm "sếp" Liên đoàn, vừa là ông chủ của một CLB trước nay chỉ có ở Việt Nam. "Kỳ lạ" hơn, các "sếp" chẳng buồn giữ ý tứ trong lời ăn tiếng nói, chẳng thèm để ý tới trọng trách hay "người cùng thuyền", cứ tự nhiên mà "phán".
Trong bóng đá, sai lầm của trọng tài là gia vị phải có. Trên thế giới, nhiều nơi còn coi đây là đặc điểm thú vị, sau các pha bóng hay và kết quả bất ngờ. Tham gia cuộc chơi, bên nào cũng phải chấp nhận, và nổi giận cần có chừng mực.
Nhìn trên phương diện này, ông Hồng rõ ràng cư xử thiếu kiềm chế. Thú vị ở chỗ, chừng 2 tháng trước, khi Quảng Nam FC được trọng tài “tặng” một bàn thắng trên sân Vinh, chẳng thấy ông chê trách gì đội ngũ điều khiển.
Xa hơn nữa, năm ngoái, trên sân 19/8, Khánh Hòa bị khước từ một bàn thắng gỡ hòa hợp lệ trước Quảng Nam, ông Hồng cũng tuyệt đối… “im hơi lặng tiếng”, không nói trọng tài sai.
Thế là, cứ quân nhà có lợi, vị Chủ tịch đội bóng đất Quảng sẽ mặc nhiên xem như chẳng có gì. Ngược lại, ông nổi cơn thịnh nộ. Trong quan điểm của ông, phải chăng lợi ích đội bóng là trên hết, bất kể cách thức dẫn đến lợi ích xấu, đẹp thế nào?
Tư duy kiểu này rất hẹp hòi. Đáng nghĩ hơn, ông Lê Nguyên Hồng ngoài đảm nhiệm chức vụ đứng đầu của một CLB, còn là Ủy viên Ban chấp hành VFF, Trưởng ban bóng đá phong trào VFF. Người có quyền, gánh vác trọng trách không nhỏ ở cơ quan cao nhất của bóng đá Việt mà suy nghĩ và phát ngôn như vậy, nghe thật chướng tai.
Ban trọng tài thấy khó chịu trước ông Hồng, những người khiếm thị cũng thế. “Nạn nhân” còn có cả ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch CLB HAGL – người sau đó bị lôi ra châm biếm với lý do đem tiền cho trọng tài.
Mọi chuyện, từ đây lại phức tạp và… chợ búa hơn. Bầu Đức đăng đàn, đốp chát với ông Hồng, rằng phát biểu trước đó mang tính cay cú, “bị bệnh”; thậm chí đòi phá luật V.League, đá lại hoặc xử thua HAGL nếu cần.
Bầu Đức hiện giữ chức Phó Chủ tịch phụ trách tài chính VFF. Theo vai vế, doanh nhân quê Bình Định là cấp trên của ông Hồng. Nội bộ một cơ quan điều hành đã xảy ra sự bất đồng, đấu đá lẫn nhau. Đến đây, người ta đặt câu hỏi, liệu cơ quan ấy có đủ sức “nặng” về uy tín để lãnh đạo?
Chuyện cá nhân vừa làm "sếp" Liên đoàn, vừa là ông chủ của một CLB trước nay chỉ có ở Việt Nam. "Kỳ lạ" hơn, các "sếp" chẳng buồn giữ ý tứ trong lời ăn tiếng nói, chẳng thèm để ý tới trọng trách hay "người cùng thuyền", cứ tự nhiên mà "phán".
Tác giả bài viết: Trần Anh
Nguồn tin: