Trước mặt đầy đủ lãnh đạo các tập đoàn công nghiệp lớn nhất nước, Bộ trưởng Tuấn Anh đặt câu hỏi: “Các đồng chí nghĩ gì khi đọc các bài báo phản ánh hiện trạng 14 nhà máy nhiệt điện vây Đồng bằng sông Cửu Long hay Nhiệt điện than “bao vây” đồng bằng: Lay lắt điện sạch”?! Cá nhân tôi thấy rất đau lòng. Là người đứng đầu các tập đoàn, tổng công ty lớn, các đồng chí đừng để người dân cứ nhắc đến nhiệt điện lại rùng mình coi đó là bệnh tật, là ô nhiễm, là ung thư… chua xót lắm”.
Ông yêu cầu người đứng đầu các tập đoàn, tổng công ty lớn phải cam kết “không đánh đổi môi trường lấy dự án”. Đồng thời, khẳng định sẽ kiên quyết đóng cửa những nhà máy, dự án nào có kết luận gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. “Chúng ta bằng mọi giá phải xóa đi nỗi ám ảnh của người dân về điều này. Chúng ta không đánh đổi cái gì cả. Giữ môi trường cũng là giữ sự sống cho chúng ta và tương lai con cháu chúng ta sau này” - Bộ trưởng nói.
Cảm ơn Bộ trưởng với sự thấu hiểu nỗi ám ảnh của người dân. Ám ảnh ấy là một tâm lý hoàn toàn tự nhiên trước những câu chuyện xảy ra trước mắt. Ám ảnh ấy cũng giống như một thứ nguyện vọng chính đáng cho nỗi mong cầu được sống bình yên.
Cảm ơn Bộ trưởng với một sự, không thể gọi khác, rất quyết đoán, rất thẳng thắn.
Trong 6 tháng đầu của nhiệm kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã 2 lần khẳng định quyết tâm của Chính phủ: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.
Vừa hôm trước, Quảng Nam đã kiên quyết nói không với một dự án thép tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí, đối với một dự án đã thực hiện, lãnh đạo địa phương sẵn sàng bồi thường để di dời ra khỏi khu dân cư, sẵn sàng thừa nhận sai lầm trong quá trình cấp phép trước đó.
Rõ ràng, quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ quyết không đánh đổi môi trường đang truyền cảm hứng cho các địa phương, cho các bộ ngành.
Suy cho cùng, chỉ có người không làm gì, không quyết định gì mới không có sai sót. Vấn đề là chúng ta nhìn cái sai ấy ra sao và sửa chữa như thế nào.
Hôm nay, với sự tái khẳng định của tư lệnh ngành công thương, có lẽ, cơn ác mộng, hay nỗi ám ảnh “chọn thép hay chọn cá” sẽ chỉ còn trong dĩ vãng.
Một lần nữa xin cảm ơn Bộ trưởng, nhân dân sẽ coi đó là một lời hứa!
Vừa hôm trước, Quảng Nam đã kiên quyết nói không với một dự án thép tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí, đối với một dự án đã thực hiện, lãnh đạo địa phương sẵn sàng bồi thường để di dời ra khỏi khu dân cư, sẵn sàng thừa nhận sai lầm trong quá trình cấp phép trước đó.
Rõ ràng, quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ quyết không đánh đổi môi trường đang truyền cảm hứng cho các địa phương, cho các bộ ngành.
Suy cho cùng, chỉ có người không làm gì, không quyết định gì mới không có sai sót. Vấn đề là chúng ta nhìn cái sai ấy ra sao và sửa chữa như thế nào.
Hôm nay, với sự tái khẳng định của tư lệnh ngành công thương, có lẽ, cơn ác mộng, hay nỗi ám ảnh “chọn thép hay chọn cá” sẽ chỉ còn trong dĩ vãng.
Một lần nữa xin cảm ơn Bộ trưởng, nhân dân sẽ coi đó là một lời hứa!
Tác giả bài viết: Đào Tuấn