Ngoài ra, trong báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cũng đề cập thẳng thắn tới việc triển khai dạy ngoại ngữ và thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
Về việc triển khai mô hình trường học mới
Thường trực Ủy ban cơ bản nhất trí đánh giá của Chính phủ về những ưu điểm cũng như tồn tại, hạn chế của việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2011-2012 đến nay và phương hướng chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới.
Mô hình trường học mới coi trọng yêu cầu tự học, tự quản của học sinh, thể hiện tư duy mới về phương pháp dạy học, phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực của học sinh.
Tuy vậy, việc triển khai dự án trong thời gian qua còn chủ quan, nóng vộị, chưa bám sát điều kiện thực tiễn của địa phương và cơ sở giáo dục, chưa giải quyết đầy đủ các yêu cầu cần thiết khi triển khai mô hình như: Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, sách giáo khoa và tài liệu học tập, do vậy hiệu quả triển khai mô hình còn hạn chế.
Vì vậy, Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo tổng kết, đánh giá đầy đủ và khách quan công tác triển khai mô hình trường học mới, từ khâu xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện, công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện và kết quả đầu ra của dự án;
Về việc triển khai mô hình trường học mới
Thường trực Ủy ban cơ bản nhất trí đánh giá của Chính phủ về những ưu điểm cũng như tồn tại, hạn chế của việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2011-2012 đến nay và phương hướng chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới.
Mô hình trường học mới coi trọng yêu cầu tự học, tự quản của học sinh, thể hiện tư duy mới về phương pháp dạy học, phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực của học sinh.
Tuy vậy, việc triển khai dự án trong thời gian qua còn chủ quan, nóng vộị, chưa bám sát điều kiện thực tiễn của địa phương và cơ sở giáo dục, chưa giải quyết đầy đủ các yêu cầu cần thiết khi triển khai mô hình như: Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, sách giáo khoa và tài liệu học tập, do vậy hiệu quả triển khai mô hình còn hạn chế.
Vì vậy, Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo tổng kết, đánh giá đầy đủ và khách quan công tác triển khai mô hình trường học mới, từ khâu xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện, công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện và kết quả đầu ra của dự án;
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đánh giá, Bộ Giáo dục đã chủ quan, nóng vội khi thực hiện mô hình trường học mới (VNEN), gây ra bức xúc trong dư luận xã hội. Trong ảnh là một lớp học ở Hà Tĩnh, học sinh đồng loạt giơ tay xin bỏ không theo học VNEN nữa (Ảnh Lê Văn Vỵ)
Phân tích, đánh giá sâu sắc ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân, rút kinh nghiệm, từ đó chắt lọc và phát huy những nhân tố tích cực của mô hình này.
Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần tiếp tục chủ động nghiên cứu đổi mới, sáng tạo trong tổ chức dạy và học, rút kinh nghiệm từ việc triển khai mô hình trường học mới để áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến với bước đi và cách thức thực hiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đánh giá: Dự án được triển khai trong thời gian ngắn, lại trên diện rộng với sự tham gia của gần 500.000 học sinh, song phương án liên thông chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, dẫn đến những khó khăn, bất cập đối với những cơ sở giáo dục và người học tham gia chương trình thí điểm, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Tổ chức dạy học ngoại ngữ trong trường phổ thông: Cần đi vào thực chất và hiệu quả!
Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập, ngay từ năm 2006, Việt Nam đã đưa ngoại ngữ trở thành môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông (lựa chọn một trong các tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung) và được triển khai chính thức từ lớp 6 đến lớp 12 (hệ 7 năm).
Đến năm 2008, với việc đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020 được phê duyệt và triển khai thực hiện, môn tiếng Anh được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông là ngoại ngữ thứ nhất (môn học bắt buộc, được dạy trong 10 năm, từ lớp 3; gọi là hệ 10 năm).
Bên cạnh tiếng Anh, một số ngôn ngữ khác cũng được giảng dạy như ngoại ngữ thứ nhất ngay từ cấp tiểu học (tiếng Pháp) hoặc từ cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông (tiếng Nga, tiếng Trung); hoặc mới được thí điểm đưa vào dạy từ lớp 3 (tiếng Nhật).
Hiện nay, ngành giáo dục đang chuẩn bị kế hoạch đưa các môn học tiếng Nga và tiếng Trung từ hệ 7 năm thành hệ 10 năm.
Thường trực Ủy ban cho rằng, việc đưa nhiều ngoại ngữ vào giảng dạy trong nhà trường là xu thế tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quan hệ đối ngoại của quốc gia cũng như nhu cầu của học sinh và các địa phương.
Tuy vậy, việc triển khai mở rộng đại trà hoạt động dạy và học đối với bất kỳ một ngoại ngữ nào trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo về chương trình, tài liệu giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ một cách thực chất và hiệu quả.
Thường trực Ủy ban cơ bản nhất trí với Báo cáo của Chính phủ về một số khó khăn, thách thức trong việc dạy và học ngoại ngữ thời gian qua và cơ bản nhất trí với những đánh giá, nhận xét và giải pháp đề ra của Chính phủ và đề nghị một số vấn đề sau:
Thứ nhất, cần có tổng kết, đánh giá nghiêm túc thực trạng triển khai dạy và học ngoại ngữ thời gian qua; đánh giá hiệu quả đạt được theo từng phân đoạn, so sánh với các chỉ tiêu đặt ra;
Phân tích kỹ lưỡng, làm rõ những kết quả đạt được và nhất là những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân để có những giải pháp kịp thời, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và làm căn cứ cho việc xây dựng định hướng và triển khai dạy và học ngoại ngữ trong những năm tiếp theo.
Thứ hai, việc xác định ngoại ngữ nào được đưa vào giảng dạy, giảng dạy theo phương thức bắt buộc hay tự chọn và giảng dạy bắt đầu từ lớp mấy và thực hiện với quy mô, địa phương, cơ sở nào phải căn cứ trên nhu cầu thực tiễn cũng như khả năng đáp ứng về tài chính, chương trình, đội ngũ giáo viên và hệ thống học liệu, bảo đảm việc triển khai khả thi và có chất lượng.
Bởi vậy, việc mở rộng số lượng ngoại ngữ đưa vào trường phổ thông, số lượng ngoại ngữ bắt buộc cần được cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của từng địa phương cũng như sự chuẩn bị các điều kiện bảo đảm chất lượng, đặc biệt là về đội ngũ giáo viên.
Thứ ba, cần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Hiện nay, chất lượng đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ ở phổ thông của nước ta còn rất nhiều hạn chế, chưa bảo đảm cả về số lượng và năng lực để có thể đảm đương tốt nhiệm vụ được giao.
Việc dạy ngoại ngữ nào hiện nay mới dừng ở mức do trường, lớp quy định và học sinh chỉ được chọn trong số những ngoại ngữ mà nhà trường, lớp có tổ chức dạy học.
Đội ngũ giáo viên ngoại ngữ thiếu, năng lực của giáo viên không đồng đều giữa các khu vực, địa phương, đặc biệt là giáo viên đáp ứng được yêu cầu về trình độ và năng lực dạy ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc.
Hình thức, phương pháp dạy và học còn chậm đổi mới; điều kiện cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng; môi trường giao tiếp ngoại ngữ còn hạn chế; học sinh thiếu động cơ học tập đối với môn ngoại ngữ...
Nếu không cải thiện được tình trạng này thì khó có thể thực hiện thành công đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục: Tiến độ thực hiện đề án rất chậm!
Về chương trình giáo dục phổ thông, triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo và đạt được một số kết quả đáng khích lệ bước đầu.
Tuy vậy, từ sau khi Chương trình tổng thể được công bố vào tháng 7/2015, tiến độ thực hiện đề án rất chậm.
Các điều kiện để đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới chưa có nhiều chuyển biến; Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông chưa ban hành.
Trong khi đó, thời hạn dự kiến đưa vào áp dụng đại trà chương trình giáo dục mới đang đến gần (năm học 2018-2019).
Tiến độ đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa quá chậm? ảnh minh họa: vnexpress.
Từ những đánh giá trên, Thường trực Ủy ban nhận thấy Báo cáo của Chính phủ chưa nêu rõ kế hoạch và giải pháp cụ thể trong thời gian tới để đảm bảo tiến độ và chất lượng như yêu cầu của Nghị quyết.
Về nội dung, chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, báo cáo của Chính phủ cho thấy, các cơ sở giáo dục đã có nhiều giải pháp đổi mới nội dung, chương trình giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.
Tuy vậy, chương trình, nội dung vẫn còn thiếu sự gắn kết giữa đào tạo với thực tiễn, thiếu sự liên thông giữa các loại hình đào tạo.
Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ chỉ đạo kịp thời việc xây dựng kế hoạch cụ thể để đẩy nhanh tiến độ tổ chức triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới theo đúng tiến độ và yêu cầu Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội.
Tích cực chuẩn bị các điều kiện để đảm bảo thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học.
Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới.
Nội dung giáo dục nghề nghiệp cần được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng và tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực cho người học như tinh thần Nghị quyết 29; ưu tiên tập trung cho việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và xã hội.
Tác giả bài viết: Ngọc Quang
Nguồn tin: