Ngày 21/9/2007, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký quyết định (số 109/2007/QĐ-UBND) phê duyệt đề án giải quyết nhà ở tập thể cũ trên địa bàn TP Vinh. Tuy nhiên, do cán bộ địa chính một số phường, xã có tư tưởng “cò cưa” quyền lợi của dân, nên tiến độ đề án chậm như… rùa bò.
Có 54 KTT ở TP Vinh được hình thành từ trước những năm 1990, nay đã trở thành “khu ổ chuột” trong lòng “Đô thị loại 2” thành phố Vinh.
Một đề án hợp lòng dân!
Trong số 142 KTT nói trên, có 54 KTT đang giữ nguyên hiện trạng là nhà cấp 4, đã xuống cấp nghiêm trọng với 946 hộ đang sinh sống. Các KTT được hình thành từ những năm 1990 về trước, diện tích chật chội, các hộ dân chưa được cấp “sổ đỏ”. Khu bếp, khu vệ sinh, khu chăn nuôi, hầu hết được che chắn tạm bợ, không đảm bảo yêu cầu tối thiểu cho sinh hoạt gia đình.
Đường vào các KTT nhỏ hẹp, chưa được tôn tạo hoặc tôn tạo chắp vá. Hệ thống thoát nước theo kiểu “tự chảy”, không được quy hoạch đồng bộ, thường xuyên bị ngập vào mùa mưa. Hệ thống cấp điện, nước sinh hoạt chủ yếu người dân tự lắp đặt, không đảm bảo an toàn…
Chủ các căn hộ ở các KTT đều là cán bộ, nhân viên của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước cũ, nhiều người đã về hưu nên thu nhập thấp, không có khả năng mua đất ở nơi khác.
Mục tiêu của đề án mà UBND tỉnh Nghệ An đưa ra là nhằm từng bước xóa bỏ hình ảnh về những khu ổ chuột, đảm bảo các điều kiện về ăn, ở, sinh hoạt cho người dân, đưa bộ mặt TP Vinh xứng tầm với “Đô thị loại 2”.
Trên cơ sở luật Đất đai, luật Nhà ở, UBND tỉnh Nghệ An cho phép UBND TP Vinh xem xét để “hợp thức hóa” và cấp “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” cho dân. Theo đó, UBND TP Vinh căn cứ vào hiện trạng thực tế từng KTT để thực hiện quy hoạch, chia lô, cho phép người dân tự xây và được cấp “sổ đỏ” cho dân theo luật định.
Đề án ra đời như một “luồng gió mát” thổi vào lòng hàng ngàn hộ dân ở TP Vinh đang “cư trú chưa hợp pháp” trong căn hộ tập thể của mình mấy chục năm qua. Thế nhưng…
Trong số 142 KTT nói trên, có 54 KTT đang giữ nguyên hiện trạng là nhà cấp 4, đã xuống cấp nghiêm trọng với 946 hộ đang sinh sống. Các KTT được hình thành từ những năm 1990 về trước, diện tích chật chội, các hộ dân chưa được cấp “sổ đỏ”. Khu bếp, khu vệ sinh, khu chăn nuôi, hầu hết được che chắn tạm bợ, không đảm bảo yêu cầu tối thiểu cho sinh hoạt gia đình.
Đường vào các KTT nhỏ hẹp, chưa được tôn tạo hoặc tôn tạo chắp vá. Hệ thống thoát nước theo kiểu “tự chảy”, không được quy hoạch đồng bộ, thường xuyên bị ngập vào mùa mưa. Hệ thống cấp điện, nước sinh hoạt chủ yếu người dân tự lắp đặt, không đảm bảo an toàn…
Chủ các căn hộ ở các KTT đều là cán bộ, nhân viên của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước cũ, nhiều người đã về hưu nên thu nhập thấp, không có khả năng mua đất ở nơi khác.
Mục tiêu của đề án mà UBND tỉnh Nghệ An đưa ra là nhằm từng bước xóa bỏ hình ảnh về những khu ổ chuột, đảm bảo các điều kiện về ăn, ở, sinh hoạt cho người dân, đưa bộ mặt TP Vinh xứng tầm với “Đô thị loại 2”.
Trên cơ sở luật Đất đai, luật Nhà ở, UBND tỉnh Nghệ An cho phép UBND TP Vinh xem xét để “hợp thức hóa” và cấp “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” cho dân. Theo đó, UBND TP Vinh căn cứ vào hiện trạng thực tế từng KTT để thực hiện quy hoạch, chia lô, cho phép người dân tự xây và được cấp “sổ đỏ” cho dân theo luật định.
Đề án ra đời như một “luồng gió mát” thổi vào lòng hàng ngàn hộ dân ở TP Vinh đang “cư trú chưa hợp pháp” trong căn hộ tập thể của mình mấy chục năm qua. Thế nhưng…
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Thanh (bị nhiễm chất độc da cam/dioxin) và bà Trần Thị Bốn đã cư ngụ tại “khu ổ chuột” này từ năm 1988, nhưng khi thực hiện đề án, cán bộ xã Nghi Phú lại bớt xén quyền lợi của họ.
Thực hiện… “lệch chuẩn” (!?)
Rất nhiều lần điện thoại cho lãnh đạo Phòng Quản lý Đô thị của UBND TP Vinh, phóng viên vẫn chưa nhận được lời hẹn cho buổi làm việc về tiến độ triển khai đề án, để có được con số cụ thể là đã có bao nhiêu phường, xã, cơ quan, đơn vị đã thực hiện xong chủ trương hợp lòng dân này.
Lần theo thông tin được nêu trong đề án, phóng viên tìm về xóm 8, xã Nghi Phú, TP Vinh. Tại đây còn tồn tại 2 KTT của 2 cơ quan là Trung tâm Chính hình – Phục hồi chức năng TP Vinh và Trung tâm Dạy nghề cho Người Khuyết tật tỉnh Nghệ An (còn được gọi là KTT “Tật Học”) với 20 hộ gia đình đang sinh sống. Cả 2 KTT này ở liền nhau trên cùng 1 khu đất có tổng diện tích gần 2.500m2, được xây dựng từ năm 1975. Hiện trạng KTT gồm 3 dãy nhà cấp 4, và 1 khoảng đất bỏ hoang.
Thực hiện đề án 109/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An và theo hướng dẫn của UBND xã Nghi Phú, không hiều sao, mãi tới ngày 31/3/2014, Trung tâm Dạy nghề cho Người Khuyết tật tỉnh Nghệ An mới làm tờ trình “xin trả đất” đối với số diện tích đã hình thành KTT và phần đất bỏ hoang nói trên. Được UBND TP Vinh đồng ý, ngày 15/10/2014, cơ quan này tiến hành cuộc họp “Hội đồng thanh lý tài sản trên đất” đối với 2 dãy nhà là KTT của 12 cán bộ, nhân viên ở từ năm 1988 đến nay. Trong khi đó, 8 hộ dân của Trung tâm Chỉnh hình - Phục hồi chức năng TP Vinh ở dãy phía ngoài lại được cơ quan chủ quản tiến hành “thanh lý nhà trên đất” từ năm 2006 (trước khi có đề án).
Thay vì thanh lý tài sản trên đất theo đúng hiện trạng các hộ gia đình đang sử dụng như ở một số KTT trên địa bàn TP Vinh khác đã làm, Trung tâm Dạy nghề cho Người Khuyết tật tỉnh Nghệ An chỉ cho mỗi hộ mua 1 gian với giá 1,7 triệu đồng. Có 2 hộ sử dụng 2 gian từ năm 1988 (bà Trần Thị Bốn và ông Phan Bùi Hải) vẫn chỉ được mua 1 gian. Ngay sau khi các hộ nộp tiền thanh lý tài sản trên đất, cán bộ “tham mưu” của KTT này đã tiến hành lập quy hoạch, chia thành 27 lô có diện tích khác nhau. Theo đó, mối hộ được “bốc thăm” 1 lô với diện tích khoảng từ 60m2 đến 77m2. 7 lô còn lại, sẽ phân cho những cán bộ, viên chức “khó khăn về nhà ở” ở Trung tâm này.
Những cán bộ thực hiện đề án ở xã Nghi Phú đã tự ý chia khu đất của 20 hộ dân đang sinh sống tại KTT “Tật Học” thành 27 lô. Ai sẽ được “phân” vào ở 7 lô đất “dôi dư” này?
Trả lời về cách làm này, ông Ngô Nam Trung- chuyên viên địa chính của UBND xã Nghi Phú nói rằng: “Đây là chủ trương của Chủ tịch UBND TP Vinh”.
Xin đừng “ăn bướt” của dân!
Bà Nguyễn Thị Thủy (sinh 1967) là nhân viên xưởng may của Trung tâm Dạy nghề cho Người Khuyết tật tỉnh Nghệ An ngay từ những ngày đầu thành lập. Bà Thủy trình bày với phóng viên: “Vợ chồng tôi được Trung tâm Dạy nghề cho Người Khuyết tật tỉnh Nghệ An cho mượn 1 gian (khoảng 20m2) từ năm 1988. Tôi sinh 3 cháu trong gian nhà tập thể này. Sau khi sinh đôi 2 cháu đầu lòng, cơ quan giao cho tôi bán quần áo ở 2 gian ki-ốt phía ngoài đường, sinh cháu thứ 3, cơ quan thu lại ki-ốt và cho người khác thuê. Tôi bị mất việc làm từ đó và không có bất cứ chế độ gì, kể cả bảo hiểm xã hội. Vợ chồng tôi đã ly hôn, tôi một mình nuôi 3 cháu nên rất khó khăn. Thể nhưng, tôi bị những người thực hiện đề án đưa ra khỏi danh sách các hộ dân được hưởng quyền lợi. Tôi đã 2 lần làm đơn trình bày gửi Chủ tịch UBND xã Nghi Phú nhưng đến nay vẫn không được xem xét, giải quyết.
Bà Trần Thị Bốn (sinh 1955) trình bày: “Tôi là cán bộ Trung tâm Dạy nghề cho Người Khuyết tật từ năm 1988. Chồng tôi là cựu chiến binh, bị nhiếm chất độc da cam/dioxin, còn mang thương tích chiến tranh (do bị mất giấy tờ nên đến nay vấn chưa được công nhận), Từ năm 1988 vợ chồng tôi được Trung tâm cho mượn 2 gian nhà tập thể cùng với 3 hộ gia đình khác là bà Xuân, bà Hồng, bà Trâm. Một thời gian sau, 3 hộ ở cùng có điều kiện hơn nên họ chuyển ra ngoài, còn lại gia đình tôi ở đây từ đó cho đến nay. Gia đình bà Bốn và ông Thanh có 4 người con. Hiện tại ông Thanh - bà Bốn sống cùng con trai và con dâu tại 2 gian nhà chật hẹp này với 1 cháu sắp sinh. Phần đất và nhà ở quê (xã Trung Sơn, Đô Lương), ông bà để lại cho 3 người con.
Những hộ dân là cán bộ của Trung tâm đã có nhà ở nơi khác hoặc mới được “mượn”, có được hưởng quyền lợi về đất ở tại KTT “Tật Học” này không?
Theo quan sát của phóng viên, 23 hộ dân ở đây (kể cả hộ bà Nguyễn Thị Thủy) đều có ít nhất 4 nhân khẩu trở lên, do diện tích ở quá chật chội nên gia đình nào cũng “lấn trước, lấn sau”. Các hộ đều đã được Công an TP Vinh cấp sổ hộ khẩu từ lâu theo địa chỉ của KTT này.
Trao đổi về những khiến nghị của dân, ông Nguyễn Hoài An- Chủ tịch UBND TP Vinh cho rằng: “Mục tiêu của đề án là bảo đảm quyền lợi cho người dân theo quy định của Luật Đất đai và Luật Nhà ở. Ưu tiên cho những hộ dân khó khăn về nhà ở, đã cư ngụ lâu năm tại các KTT. Không được tùy tiện bớt quyền lợi của họ để chia cho người khác”.
Mong rằng, các cán bộ được giao thực hiện đề án hãy vì quan điểm chung của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo thành phố, vì quyền lợi chính đáng của người dân mà làm việc công tâm, mẫn cán.
Tác giả: Trần Cường - Trần Văn Công
Nguồn tin: Báo Hướng nghiệp & Hòa nhập
Nguồn tin: Báo Hướng nghiệp & Hòa nhập