"Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách/ Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu".
Gọi là bến đò Trường Thi, bến My Lăng... cũng là cách gọi và có nhiều giả thuyết. Nhưng theo sách sử thì địa thế nơi đây xưa nằm ngay mặt trước của thành Bình Định dưới triều nhà Tây Sơn. Có lẽ vì thế mà đoạn sông Tân An khi xưa cũng được gọi là cửa Tiền. Bên bờ sông khi ấy còn có một đoạn đất trống nên được dùng làm Trường thi Hương. Ðến thời Pháp thuộc, Trường thi bị bỏ hoang. Và vì bến đò cũng một thời tồn tại, nằm gần Trường Thi đó nên dân gian quen gọi mà thành cái tên bến Trường Thi như một niềm hoài niệm.
Thời trước, người dân sống ở bến sông này khổ lắm, họ không tiền qua chợ mua sắm nên bến lúc nào cũng đìu hiu, vắng vẻ. Hôm nay cây cây cầu Trường Thi đã nối bến sông, không còn người lái đò, cảnh xưa cũng đã đổi thay và đoạn bờ sông có phần hẹp lại. Nhưng dòng sông lững lờ trôi theo thời gian vẫn còn đó.
Đứng trên cầu Trường Thi nhìn dòng sông Tân An đoạn qua bến Trường Thi cong đẹp như hàng mi đôi mắt thiếu nữ, những hàng tre buông rủ bóng và gieo lá xuống sông. Cảnh vật gợi cho ta nhớ về thời ký ức, vẫn “Trôi quanh thuyền, những lá vàng quá lạnh/ Tơ vương trời, nhưng chỉ giải trăng trăng”…
Cầu Trường Thi tại bến My Lăng.
Sông Tân An chảy qua cầu Trường Thi.
Dòng sông chảu qua cầu Trường Thi cong đẹp như hàng mi cô thôn nữ.
Đường sắt Bắc Nam đi qua thị xã, qua con sông Tân An thơ mộng.
Bài thơ Bến My Lăng được bài khắc vào đá tại một quán café Bến My Lăng trong thị xã.
Ảnh chân dung nhà thơ Yến Lan tại nhà riêng.
Một bức tranh của nhà thơ Quang Dũng vẽ tặng nhà thơ Yến Lan.
Tác giả bài viết: Hoàng Tuấn