Trần Hiếu Ngân (Huy chương bạc Taekwondo ở Olympic 2000)
Tại Olympic Sidney 2000, đoàn thể thao Việt Nam có 7 VĐV tham gia tranh tài ở 4 môn, trong đó có 2 VĐV tranh tài ở môn Taekwondo là Trần Hiếu Ngân (dưới 57 kg) và Nguyễn Thị Xuân Mai (48 kg).
Ở Olympic 2000, Trần Hiếu Ngân tham gia tranh tài ở nội dung dưới 57 kg và cô đã có sự khởi đầu khá chật vật. Ở vòng 1, cô đã gặp khó trước VĐV người Trinidad & Tobago. Tới nửa hiệp thứ 3, cô mới giành được điểm đầu tiên. Cuối cùng, VĐV người Phú Yên chỉ thắng đối thủ trong những phút cuối nhờ đòn đá xoay ngoạn mục.
Tới trận đấu thứ 2, Trần Hiếu Ngân xuất sắc vượt qua Strachan Jasmin (Philippines), với tỷ số 8-3. Tiếp đó, ở vòng bán kết, cô gái vàng sinh năm 1974 cũng giành chiến thắng ngoạn mục trước đối thủ Lourenc Virginia (Hà Lan) ở những giây cuối cùng.
Tuy nhiên, ở trận chung kết, Trần Hiếu Ngân đã gục ngã trước đối thủ người Hàn Quốc, Jung Jae Eun (người đã để thua Hiếu Ngân ở giải vô địch châu Á năm 1998). Dù không thể giành tấm Huy chương vàng nhưng võ sĩ Trần Hiếu Ngân đã làm nên lịch sử khi lần đầu tiên mang huy chương về cho đoàn thể thao Việt Nam ở đấu trường Olympic.
Sau đó, Trần Hiếu Ngân đã nhận được bằng khen của UBND tỉnh Phú Yên, Ủy ban thể thao Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Cô cũng được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì vào năm 2000.
Hoàng Anh Tuấn (Huy chương bạc cử tạ ở Olympic 2008)
Trước Olympic 2008, Hoàng Anh Tuấn đã giành hàng loạt thành công như huy chương vàng (tổng 2 nội dung), 2 huy chương bạc (nội dung cử giật và cử đẩy) ở giải vô địch cử tạ trẻ thế giới; 1 huy chương vàng (tổng 2 nội dung), 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng ở giải vô địch châu Á; 1 huy chương bạc (cử giật), 1 huy chương đồng (cử đẩy) ở giải vô địch thế giới.
Năm 2006, VĐV này từng giành Huy chương bạc ở Đại hội thể thao châu Á ở Qatar ở hạng cân 56kg (tấm huy chương lần đầu tiên trong lịch sử của đoàn thể thao Việt Nam)
Chính vì vậy, VĐV người Bắc Ninh được kỳ vọng rất cao ở Olympic Bắc Kinh. Ngày 10/8/2008, Hoàng Anh Tuấn bức vào tranh tài ở nội dung dưới 56kg sở trường. Thế nhưng, đối thủ của VĐV Việt Nam, VĐV Long Qingquan (Trung Quốc) quá mạnh.
Ở nội dung cử giật, Long Qingquan đã sớm thiết lập lợi thế khi nâng mức tạ 132 kg. Trong khi đó, thành tích của Hoàng Anh Tuấn chỉ là 130 kg. Ở nội dung cử đẩy sau đó, cả Long Qingquan và Hoàng Anh Tuấn đều nâng được mức 160kg. Vì vậy, Hoàng Anh Tuấn chỉ được huy chương bạc vì thành tích (ở hai nội dung cử đẩy và cử giật) kém 2kg so với VĐV Trung Quốc.
Dù sao, Hoàng Anh Tuấn cũng mang về tấm huy chương thứ 2 cho đoàn thể thao Việt Nam ở Olympic. Đáng tiếc, sau đó 2 năm, anh đã bị cấm thi đấu 2 năm vì bị phát hiện sử dụng doping.
Hoàng Xuâ Vinh (Huy chương vàng bắn sung ở Olympic 2016)
Ở Olympic 2012, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã gặp vấn đề tâm lý và để mất tấm huy chương vô cùng đáng tiếc. Tuy nhiên, VĐV 41 tuổi này đã khắc phục rất tốt điểm yếu này để mang về vinh quang cho tổ quốc.
Ngày hôm qua, tất cả người dân Việt Nam đã nín thở dõi theo những cú bắn của Hoàng Xuân Vinh. Xạ thủ người Hà Nội đã dẫn đầu trong suốt lượt đấu ở vòng chung kết nội dung 10 mét súng ngắn hơi. Thế nhưng, ở lượt bắn thứ 19, Hoàng Xuân Vinh đã bất ngờ bị VĐV nước chủ nhà, Felipe Almeida Wu vượt lên dẫn trước với khoảng cách 0,2 điểm.
Felipe Almeida Wu tự tin bước lên thực hiện lượt bắn cuối cùng và giành 10,1 điểm. Điều đó có nghĩa rằng, Hoàng Xuân Vinh phải đạt được ít nhất 10,4 điểm mới có thể giành Huy chương vàng.
VĐV của Việt Nam đã ngắm bắn rất lâu, khiến biết bao trái tim như bóp nghẹt lại. Cuối cùng, anh đã kết thúc chuẩn xác với 10,7 điểm. Hoàng Xuân Vinh giành Huy chương vàng với thành tích 202,5 điểm. Đây cũng là kỷ lục thế giới ở nội dung 10 mét súng ngắn hơi nam.
Đây thực sự là chiến công kỳ vĩ của Hoàng Xuân Vinh nói riêng và đoàn thể thao nói chung. Sau khi Hoàng Xuân Vinh nhận Huy chương vàng, rất nhiều tờ báo lớn trên thế giới đã ca ngợi chiến công của anh.
Tại Olympic Sidney 2000, đoàn thể thao Việt Nam có 7 VĐV tham gia tranh tài ở 4 môn, trong đó có 2 VĐV tranh tài ở môn Taekwondo là Trần Hiếu Ngân (dưới 57 kg) và Nguyễn Thị Xuân Mai (48 kg).
Ở Olympic 2000, Trần Hiếu Ngân tham gia tranh tài ở nội dung dưới 57 kg và cô đã có sự khởi đầu khá chật vật. Ở vòng 1, cô đã gặp khó trước VĐV người Trinidad & Tobago. Tới nửa hiệp thứ 3, cô mới giành được điểm đầu tiên. Cuối cùng, VĐV người Phú Yên chỉ thắng đối thủ trong những phút cuối nhờ đòn đá xoay ngoạn mục.
Tới trận đấu thứ 2, Trần Hiếu Ngân xuất sắc vượt qua Strachan Jasmin (Philippines), với tỷ số 8-3. Tiếp đó, ở vòng bán kết, cô gái vàng sinh năm 1974 cũng giành chiến thắng ngoạn mục trước đối thủ Lourenc Virginia (Hà Lan) ở những giây cuối cùng.
Tuy nhiên, ở trận chung kết, Trần Hiếu Ngân đã gục ngã trước đối thủ người Hàn Quốc, Jung Jae Eun (người đã để thua Hiếu Ngân ở giải vô địch châu Á năm 1998). Dù không thể giành tấm Huy chương vàng nhưng võ sĩ Trần Hiếu Ngân đã làm nên lịch sử khi lần đầu tiên mang huy chương về cho đoàn thể thao Việt Nam ở đấu trường Olympic.
Sau đó, Trần Hiếu Ngân đã nhận được bằng khen của UBND tỉnh Phú Yên, Ủy ban thể thao Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Cô cũng được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì vào năm 2000.
Hoàng Anh Tuấn (Huy chương bạc cử tạ ở Olympic 2008)
Trước Olympic 2008, Hoàng Anh Tuấn đã giành hàng loạt thành công như huy chương vàng (tổng 2 nội dung), 2 huy chương bạc (nội dung cử giật và cử đẩy) ở giải vô địch cử tạ trẻ thế giới; 1 huy chương vàng (tổng 2 nội dung), 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng ở giải vô địch châu Á; 1 huy chương bạc (cử giật), 1 huy chương đồng (cử đẩy) ở giải vô địch thế giới.
Năm 2006, VĐV này từng giành Huy chương bạc ở Đại hội thể thao châu Á ở Qatar ở hạng cân 56kg (tấm huy chương lần đầu tiên trong lịch sử của đoàn thể thao Việt Nam)
Chính vì vậy, VĐV người Bắc Ninh được kỳ vọng rất cao ở Olympic Bắc Kinh. Ngày 10/8/2008, Hoàng Anh Tuấn bức vào tranh tài ở nội dung dưới 56kg sở trường. Thế nhưng, đối thủ của VĐV Việt Nam, VĐV Long Qingquan (Trung Quốc) quá mạnh.
Ở nội dung cử giật, Long Qingquan đã sớm thiết lập lợi thế khi nâng mức tạ 132 kg. Trong khi đó, thành tích của Hoàng Anh Tuấn chỉ là 130 kg. Ở nội dung cử đẩy sau đó, cả Long Qingquan và Hoàng Anh Tuấn đều nâng được mức 160kg. Vì vậy, Hoàng Anh Tuấn chỉ được huy chương bạc vì thành tích (ở hai nội dung cử đẩy và cử giật) kém 2kg so với VĐV Trung Quốc.
Dù sao, Hoàng Anh Tuấn cũng mang về tấm huy chương thứ 2 cho đoàn thể thao Việt Nam ở Olympic. Đáng tiếc, sau đó 2 năm, anh đã bị cấm thi đấu 2 năm vì bị phát hiện sử dụng doping.
Hoàng Xuâ Vinh (Huy chương vàng bắn sung ở Olympic 2016)
Ở Olympic 2012, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã gặp vấn đề tâm lý và để mất tấm huy chương vô cùng đáng tiếc. Tuy nhiên, VĐV 41 tuổi này đã khắc phục rất tốt điểm yếu này để mang về vinh quang cho tổ quốc.
Ngày hôm qua, tất cả người dân Việt Nam đã nín thở dõi theo những cú bắn của Hoàng Xuân Vinh. Xạ thủ người Hà Nội đã dẫn đầu trong suốt lượt đấu ở vòng chung kết nội dung 10 mét súng ngắn hơi. Thế nhưng, ở lượt bắn thứ 19, Hoàng Xuân Vinh đã bất ngờ bị VĐV nước chủ nhà, Felipe Almeida Wu vượt lên dẫn trước với khoảng cách 0,2 điểm.
Felipe Almeida Wu tự tin bước lên thực hiện lượt bắn cuối cùng và giành 10,1 điểm. Điều đó có nghĩa rằng, Hoàng Xuân Vinh phải đạt được ít nhất 10,4 điểm mới có thể giành Huy chương vàng.
VĐV của Việt Nam đã ngắm bắn rất lâu, khiến biết bao trái tim như bóp nghẹt lại. Cuối cùng, anh đã kết thúc chuẩn xác với 10,7 điểm. Hoàng Xuân Vinh giành Huy chương vàng với thành tích 202,5 điểm. Đây cũng là kỷ lục thế giới ở nội dung 10 mét súng ngắn hơi nam.
Đây thực sự là chiến công kỳ vĩ của Hoàng Xuân Vinh nói riêng và đoàn thể thao nói chung. Sau khi Hoàng Xuân Vinh nhận Huy chương vàng, rất nhiều tờ báo lớn trên thế giới đã ca ngợi chiến công của anh.
Tác giả bài viết: H.Long