Không một nhà dinh dưỡng nào có thể lý giải được điều này, nhưng hãy tưởng tượng nó cũng giống như tình dục. Khi bạn bị ai đó lôi cuốn, một nụ hôn nhẹ cũng có thể thổi bùng lên ngọn lửa đam mê. Tương tự như thế, chỉ cần một chút thức ăn có thể “kích hoạt” trung khu tưởng thưởng của bộ não và làm dạ dày co bóp khiến bạn trở nên càng đói hơn.
Bác sĩ Belinda Lennertz (nhà nghiên cứu và chuyên khoa nội tại Bệnh viện Nhi Boston và Trường Y Havard) cho biết: “Hình thức, mùi, vị của thức ăn sẽ kích hoạt các phản ứng của cơ thể”. Bà giải thích, ám chỉ hoạt động của ruột sẽ được bắt đầu ngay khi thấy có dấu hiệu thức ăn được đưa vào trong miệng. Dù chỉ là một bữa ăn nhẹ nhưng não của bạn sẽ coi nó như một bữa ăn chính và tiếp tục đòi ăn thêm nữa để thỏa mãn cảm giác đói.
Khi bạn chia thành nhiều bữa nhỏ - đặc biệt là các bữa ăn gần bữa chính - sẽ có thể làm giảm cảm giác thèm ăn từ đó làm mất ngon miệng. Nhưng bác sĩ Lennertz và các chuyên gia cũng cho biết rằng có một số loại thức ăn có thể làm bụng bạn đói cồn cào.
Khoai tây chiên, bánh quy mặn và các loại bánh mỳ
Ăn khoai tây chiên khiến bạn cảm thấy đói hơn. (Ảnh minh họa: Internet)
Khoai tây chiên là điển hình của thức ăn loại cacbon hydrat đã qua xử lý. Đường trắng tinh luyện, bánh mỳ, bánh quy mặn, và các sản phẩm khác làm từ ngũ cốc cũng tương tự như vậy. Cacbon hydrat khi vào cơ thể sẽ làm lượng đường trong máu tăng vọt. “Phản ứng của cơ thể lúc này là giải phóng một lượng chất insulin nhằm hạ thấp lượng đường”, BS Belinda Lennertz cho hay.
Bánh quy nướng, bánh ngọt và kẹo
Đặc biệt, vùng đồi thị, vùng dưới đồi và thùy nhỏ, trung khu bộ phận điều hành việc ăn uống của bạn – có xu hướng tạm nghỉ sau khi bạn đã hấp thụ một lượng thức ăn nhất định. "Nhưng khi bạn ăn đồ ngọt như bánh quy hay bánh ngọt, các vùng bộ phận trên vẫn tiếp tục hoạt động. Nói tóm lại, não sẽ “nói” với cơ thể rằng bạn chưa no, từ đó ra lệnh cho cơ thể, thúc giục bạn tiếp tục ăn", Bác sĩ Robert Lustig, nhà nghiên cứu đường huyết và chuyên khoa nội nhi thuộc trường Đại học California, San Francisco cho biết.
Sữa chua ít béo
Các sản phẩm làm từ sữa tách béo thường được cho thêm đường và chất cacbon hydrat tinh chế. (Ảnh minh họa: Internet)
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng thời gian và lượng thức ăn được nhai ảnh hưởng đến cảm giác no của bạn. Theo một bài viết của một nhóm tác giả từ Mỹ và Châu Âu, nhai có thể làm giảm hàm lượng ghrelin – hay còn gọi là hormone gây đói”. (Tham khảo: Những trường hợp nên dùng các sản phẩm từ sữa tách béo).
Sữa chua cốc có thể rất hại cho sức khỏe. Các sản phẩm làm từ sữa tách béo thường được cho thêm đường và chất cacbon hydrat tinh chế, làm cho cơn đói trở nên trầm trọng hơn. Lưu ý: càng nuốt nhanh thì bạn sẽ càng ăn được nhiều hơn.
Soda và các loại đồ ăn vặt chứa đường nhân tạo
Các chuyên gia nghiên cứu đã vạch trần tin đồn về việc các chất tạo ngọt “không chứa calo” không có ảnh hưởng đến cân nặng hay sự trao đổi chất. Một nhóm nghiên cứu sinh Úc đã chỉ ra rằng một khi các chất tạo ngọt chạm vào lưỡi, trung tâm bộ não sẽ ngay lập tức đưa ra tín hiệu tới dạ dày, chuẩn bị tiếp nhận thức ăn.
Trong khi chờ thức ăn tới, não vẫn tiếp tục ra tín hiệu cho dạ dày tiếp tục co bóp, như một dấu hiệu thúc ép bạn phải đưa thêm thức ăn vào. Chính vì lý do đó, đồ ăn “không chứa calo” cũng được liệt kê vào danh sách này.
Tác giả bài viết: Linh Doan