Theo nội dung vụ án, năm 1994, ông Chu Quang Hưng (lúc đó 47 tuổi) bán cho ông Nam căn nhà 31 Kim Biên, quận 5, TP HCM. Quá trình mua bán hai bên xảy ra tranh chấp, ông Hưng làm đơn khởi kiện.
TAND quận 5 nhiều lần mở phiên xét xử, phía bị đơn đều vắng mặt nên tạm hoãn. Đến ngày 21/11/1995, ông Hưng bị CQĐT, VKSND TP HCM ra lệnh bắt giam về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông Nam. Hồ sơ sau đó được chuyển qua tòa cùng cấp xét xử ông Hưng về tội này nhưng bị trả để điều tra bổ sung. Sau hơn một năm bị giam, tháng 12/1996, ông Hưng được trả tự do.
Đến năm 2005, VKSND TP HCM đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với ông do "không cấu thành tội phạm", các giao dịch trong việc bán nhà được xác định là "quan hệ dân sự".
TAND quận 5 nhiều lần mở phiên xét xử, phía bị đơn đều vắng mặt nên tạm hoãn. Đến ngày 21/11/1995, ông Hưng bị CQĐT, VKSND TP HCM ra lệnh bắt giam về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông Nam. Hồ sơ sau đó được chuyển qua tòa cùng cấp xét xử ông Hưng về tội này nhưng bị trả để điều tra bổ sung. Sau hơn một năm bị giam, tháng 12/1996, ông Hưng được trả tự do.
Đến năm 2005, VKSND TP HCM đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với ông do "không cấu thành tội phạm", các giao dịch trong việc bán nhà được xác định là "quan hệ dân sự".
Được xác định bị oan nhưng hơn 20 năm qua ông Hưng vẫn chưa được bồi thường và xin lỗi công khai. Ảnh: Hải Duyên.
Liên quan đến việc giam oan ông Hưng, các cơ quan tố tụng TP HCM gồm Công an, VKS, TAND đã họp liên ngành xử lý kỷ luật 7 cán bộ bằng hình thức cảnh cáo và khiển trách. Điều tra viên làm vụ này bị hạ cấp hàm từ đại úy xuống thượng úy.
TAND TP HCM lúc bấy giờ cũng xác định, nguyên thẩm phán Nguyễn Lâm đã can thiệp vào việc mua bán nhà của ông Hưng gây ra vụ án oan, ảnh hưởng đến ông và gia đình. Ngoài việc bị khiển trách, ông Lâm không được tái bổ nhiệm thẩm phán TAND TP HCM. Người này sau đó cũng có giải trình do sốt ruột với việc người thân (ông Nam) bị mất tiền khi tranh chấp nhà với ông Hưng nên đã can thiệp.
Trong tháng 9-10/1999, Công an, VKS, TAND TP HCM lần lượt làm việc với ông Hưng tại trụ sở, thông báo kết quả xử lý cán bộ gây oan, xin lỗi và mong ông "thông cảm".
"Chỉ riêng vụ việc của anh 3 ngành đã phải xử lý tới 7 cán bộ, là một sự nghiêm túc và mất mát lớn… Mong anh coi việc xử lý của chúng tôi là sự đền bù về thiệt hại đối với anh. Chúng tôi thấy thiếu sót và đã đình chỉ cho anh. Đó cũng là một biện pháp khắc phục. Rất mong anh chấp thuận việc xử lý này", ông Đặng Thế Hồng - Viện trưởng VKSND TP HCM - lúc bấy giờ nhìn nhận trong buổi xin lỗi ông Hưng tại trụ sở VKSND.
Không đồng ý với cách giải quyết này, ông Hưng cho rằng, việc xử lý như vậy là chưa nghiêm và đề nghị xử lý hình sự những người liên quan; đồng thời bồi thường và xin lỗi công khai đối với ông.
Ông Hưng cho biết, lãnh đạo VKSND TP HCM sau đó có mời ông lên hòa giải và chấp thuận bồi thường 30 triệu đồng. Tuy nhiên, ông không đồng ý với mức bồi thường này cũng như cách xin lỗi trong nội bộ ngành.
Nhiều năm qua, ông đã làm nhiều đơn khiếu nại gửi Ủy ban pháp luật Quốc hội, TAND và VKSND Tối cao. Các cơ quan này đã trả lời và có công văn đề nghị VKSND TP HCM xem xét giải quyết nhưng ông vẫn không nhận được phản hồi.
Trong đơn khiếu kiện, ông Hưng yêu cầu được xin lỗi công khai, bồi thường 1 đồng danh dự và 99 tỷ đồng thiệt hại về vật chất và tinh thần mà ông và gia đình đã gánh chịu hơn 20 năm qua.
Mới đây, ông Hưng tiếp tục gửi đơn và hồ sơ đến VKSND TP HCM, yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc. Viện có công văn cho biết "đang xem xét các yêu cầu bồi thường oan sai của ông Hưng và sẽ giải quyết trong thời gian sớm nhất".
Theo ông Hưng, trước khi bị vướng vào vụ án oan này, vợ ông khi làm ăn thua lỗ có vay tiền, vàng của nhiều người nhưng không trả được, bị bắt giam hồi tháng 4/1994. Hơn 4 năm bị giam, nhiều lần truy tố về các tội Lạm dụng tín nhiệm và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tháng 10/1999, vợ ông được đình chỉ tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Đến năm 2004, bà được miễn trách nhiệm hình sự và VKSND TP HCM ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can.
Tuy nhiên, trả lời khiếu nại của gia đình ông Hưng, VKSND TP HCM xác định trường hợp người vợ không được bồi thường oan sai do được áp dụng các quy định pháp luật mới có lợi cho bà.
"Cùng lúc, vợ chồng tôi bị bắt, 4 đứa con không ai chăm sóc. Chúng chán nản, bỏ nhà đi cho đến lúc mẹ được thả về. Hai đứa chết do theo bạn bè xấu rủ rê, đứa thì nghiện ngập... cả gia đình tôi khốn đốn. Tôi vẫn chờ một lời xin lỗi công khai trước sự chứng kiến của người dân chứ không phải là xin lỗi trong phòng kín", ông nói.
Tác giả bài viết: Hải Duyên