Thể thao

Công Phượng có "thui chột" như thần đồng 13 tuổi kiếm 22 tỉ?

Hành trình của thần đồng này là bài học lớn dành cho không chỉ Công Phượng mà cả Xuân Trường và Tuấn Anh.

Hôm qua, một hãng truyền thông lớn của Nhật Bản đã công bố Công Phượng TV, kênh truyền hình dành riêng cho tiền đạo xứ Nghệ.

Tại đây, các hoạt động hàng ngày của anh sẽ được cập nhật liên tục. Bên cạnh đó là tin tức liên quan tới J-League, Mito Hollyhock và ĐT Việt Nam.

Trong ngày ra mắt, Phượng chia sẻ: "Tôi là Nguyễn Công Phượng. Cầu thủ của CLB Mito Hollyhock và ĐTQG Việt Nam. Các bạn hãy đón xem kênh Công Phượng TV để cập nhật những hình ảnh mới nhất về những trận đấu cũng như cuộc sống của tôi tại Nhật Bản. Xin cảm ơn".

Công Phượng phát biểu ra mắt Công Phượng TV.

Không có nhiều cầu thủ ở Nhật được biệt đãi như vậy. Hình ảnh của Công Phượng được tận dụng triệt để từ áo đấu, trailer trận đấu cho tới fanpage và giờ là kênh truyền hình.

Nhiều người so sánh hiện tượng của Phượng với trường hợp Freddy Adu, thần đồng một thời bóng đá Mỹ.

Nổi lên từ năm 13 tuổi, Adu lập tức xuất hiện trên một loạt mặt báo. Nên biết tại Mỹ, nơi bóng rổ, bóng chày và bóng bầu dục chiếm ưu thế, không phải cầu thủ bóng đá nào cũng có cơ hội lên trang bìa.

Một tháng sau ngày được gọi là Pele mới, Adu ký hợp đồng trị giá 1 triệu USD (hơn 22 tỉ đồng) với Nike.

Adu và Pele.

Một năm sau, tờ Sports Illustrated nhắc đến chàng cầu thủ trẻ một cách đầy hi vọng: "Anh ấy sẽ người khiến nước Mỹ yêu bóng đá?". Thời điểm đó, Adu là người được trả lương cao nhất MLS (500.000 USD/năm).

Những ngày đầu thi đấu chuyên nghiệp, anh xô đổ hàng loạt kỷ lục, làm khán giả Mỹ ngất ngây. Thậm chí, Adu còn được mời đóng quảng cáo chung với Vua bóng đá Pele.

Những tháng năm vàng son của Adu.

Sa đà vào những chuyện ngoài sân cỏ, Adu bắt đầu trượt dài. Anh mất vị trí tại D.C. United và phải đến Real Salt Lake.

Sau đó, tiền đạo này tiếp tục lang bạt khắp nơi, nào là BĐN, Pháp, Brazil, Hy Lạp rồi thậm chí cả Phần Lan. Đến đây, Adu cũng chỉ chơi được vài trận rồi sớm bị cho "ra rìa" sau những màn trình diễn thất vọng.

Ở tuổi 27, anh hiện khoác áo Tampa Bay Rowdies thuộc giải hạng hai của Mỹ. Những hào quang khi xưa đã không còn, chỉ đọng lại sự tiếc nuối.

Đội bóng hiện tại của Adu quá nhỏ bé so với những gì anh từng ước mơ.

Adu tâm sự: "Tôi đã tiêu tốn quá nhiều thời gian trong sự nghiệp trong khi đáng lẽ ra phải đổ mồ hôi trên sân tập.

Tôi không thể kiểm soát những gì họ nói về tôi. Tôi đâu có được lựa chọn khi họ quyết định so sánh và gọi tôi là "tiểu Pele".

Nhưng tôi phải thừa nhận rằng tất cả những gì làm hại đến sự nghiệp của tôi đều là do tôi tự chuốc lấy. Bạn có thể nói tôi có mọi thứ quá sớm. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó chúng ta đều phải trưởng thành.

Tôi mới 27 tuổi và vẫn còn thời gian để sửa sai. Ước mơ của tôi là được trở lại châu Âu và hít thở bầu không khí Champions League".

Không phủ nhận, việc đến Nhật Bản của Công Phượng ngoài tính chuyên môn còn gắn với những lợi ích thương mại.

Nhưng khi mà một cầu thủ đang ở độ tuổi phát triển xuất hiện trên quảng cáo nhiều hơn sân cỏ, người hâm mộ quyền lo lắng cho tương lai của anh.
Công Phượng có thui chột như thần đồng 13 tuổi kiếm 22 tỉ? - Ảnh 5. [Nhấp chuột và kéo để di chuyển]

Công Phượng đang xuất hiện trên quảng cáo nhiều hơn trên sân cỏ tại Nhật.

Tác giả bài viết: Trư Cương Liệt

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP