Di tích đền Voi tọa lạc ở làng Long Sơn, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu. Đền được xây dựng từ thời Lê, đến thời Nguyễn được tu bổ, tôn tạo. Đền hướng về phía Đông Bắc, tả có núi Long Sơn làm Thanh Long, hữu có núi Tượng Sơn làm Bạch Hổ, sau gối Tam Thai, trước chầu Quế Hải, là nơi phong thủy đẹp. |
Đền Voi nhìn từ chính diện.Trước đây đền được xây dựng trên vùng đất rộng khoảng 5000 m2, trải qua nhiều biến động đến nay khuôn viên chỉ còn 2.088m2 với các hạng mục công trình chính: Cổng ngoài, sân, Nghi môn, Bái đường, Hậu cung, Tả, Hữu vu. |
Nghi môn đền Voi được thiết kế theo kiểu Tam quan, quy mô khá đồ sộ, được xây bằng chất liệu gạch, vôi, vữa nhưng hiện nay chỉ còn cổng giữa. |
Dù đã nhuốm màu thời gian, các hình đắp nổi trên Nghi môn vẫn giữ nguyên được chi tiết tinh xảo. Trong ảnh là một bức phượng đắp nổi cầu kỳ. |
Tượng nghê chạm trổ tỉ mỉ trên đầu đao Nghi môn. |
Nhà bái đường bề thế nằm giữa những tán cây xanh mát. Đền Voi trước đây gồm có 6 tòa được bố cục theo kiểu nội công ngoại quốc, bao gồm các công trình: Cổng ngoài có 2 tượng voi, Nghi môn, nhà Tả, Hữu vu, Bái đường, 2 nhà cầu nối liền Bái đường và hậu cung. |
Bên trong nhà bái đường là các cột gỗ lớn vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. |
Hệ vì kèo bằng gỗ nguyên khối được chạm trổ đầu rồng trong nhà bái đường. |
Mặt tiền nhà hậu cung trong đền. |
Ban thờ ở nhà hậu cung. Đền Voi thờ chính 3 vị thần bản thổ khai canh của làng: ông Phan Văn Bài, ông Hồ Cảnh Xí và ông Nguyễn Duy Thời. Về sau có phối thờ: Tứ vị Thánh Nương, Tam tòa Lý Nhật Quang, Hoàng Tá Thốn và hậu thần Hồ Phi Tứ, ông xứ bản Đồng Môn, ông Nghè Long Sơn. |
Đền Voi được cấp bằng di tích Văn hóa lịch sử kiến trúc nghệ thuật năm 2012. Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, thiên tai, chiến tranh, một số công trình của đền Voi đã bị hư hỏng, xuống cấp. |
Tác giả: Nhật Thanh
Nguồn tin: Báo Nghệ An