|
Nhóm thịt đỏ
Tất cả các loại thịt của động vật có màu đỏ như lợn, bò, trâu, cừu, ngựa, dê, đà điểu, chó, mèo v.v... đều không nên ăn.
Các thực phẩm chế biến sẵn
Thịt đóng hộp, các đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, v.v.... đều không được ăn.
Nhóm đồ uống
Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng
Nhóm thủy hải sản
Không được ăn lươn và trạch, còn lại các loại khác đều có thể ăn bình thường, hạn chế ăn trai, ốc, hến do có thể chúng sống dưới bùn thì có nồng độ chì cao. Không được ăn đầu cá.
Nhóm thịt gia cầm
Có thể ăn gà, vịt, ngan, ngỗng, chim và trứng. Tuy nhiên không được ăn đầu (đầu gà, đầu ngỗng, v.v...)
Nhóm đường - sữa
Tất các các chế phẩm được làm từ đường và sữa đều phải ngừng, ví dụ như sữa, sữa chua, bánh, kẹo, v.v... Sữa đậu nành tươi (là loại mà các gia đình tự ngâm đậu tự xay) thì uống được, nhưng sữa đậu nành do các nhà máy sữa chế biến đóng hộp cũng không được dùng.
Hoa quả
Hai loại quả cam và quýt không được ăn, còn lại có thể ăn tất cả các loại khác, kể cả loại quả ngọt như nhãn, chuối, v.v...
Thức ăn lên men
Các thử nghiệm trên động vật cho thấy chất lên men gây ung thư rất mạnh. Không nên dùng nhiều dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông.
Thức ăn nướng
Thức ăn nướng bị nghi ngờ là yếu tố gây ung thư. Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol - chất gây ung thư.
Cà phê
Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, nhất là những trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ...
Tùy người, tùy bệnh, tùy lúc, thực hiện biện chứng để áp dụng cách ăn uống thì mới có lợi cho việc phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh.
Bạn có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ về bệnh tình của mình theo sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh để có thêm những thực phẩm cần tránh và nên dùng trong quá trình điều trị và cải thiện bệnh ung thư bàng quang nhé.a
Tác giả: Thái Hậu (tổng hợp)
Nguồn tin: Báo VietNamNet