Theo các thông tin trên, việc làm này có thể “gây ô nhiễm biển thuộc thị xã Hoàng Mai-Nghệ An?”. Để làm rõ vụ việc này, phóng viên TTXVN đã trực tiếp đến khảo sát thực địa và làm việc với Ban lãnh đạo của Công ty CP Gang thép Nghi Sơn, tại địa chỉ Trụ sở chính của Công ty thuộc Khu Công nghiệp luyện kim, Khu Kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Ông Trịnh Thế Dũng, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Gang thép Nghi Sơn cho biết: Dự án Cảng Tổng hợp quốc tế Nghi Sơn do Công ty CP Gang thép Nghi Sơn làm Chủ đầu tư trên cơ sở Giấy chứng nhận đầu tư số: 4584006853 do Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn cấp ngày 4/9/2015. Đến thời điểm giữa năm 2016, Công ty đã cơ bản đầu tư gần xong 3 bến trên tổng 9 bến của Dự án.
Tuy vậy, phần luồng ra vào 3 bến nói trên chưa được đầu tư. Công ty đã chủ động bỏ vốn và đề xuất với các cơ quan hữu quan để được nạo vét khu nước trước bến và tuyến luồng vào Cảng Tổng hợp quốc tế gang thép Nghi Sơn nhằm sớm đưa 3 bến đã đầu tư đi vào hoạt động.
Đồng thời, Công ty cũng đề xuất với UBND tỉnh Thanh Hóa được đổ vật liệu nạo vét vào khu vực mà Công ty được giao thực hiện đầu tư Dự án khu bến Container 2 và Hậu cần cảng Nghi Sơn, trên cơ sở chủ trương đầu tư tại Văn bản số 2724/QĐ-UBND ngày 21/7/2016. Ngày 12/8/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Văn bản số 8959/UBND –THKH chấp thuận vị trí đổ vật liệu nạo vét khu nước trước bến và tuyến luồng vào Cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn.
Theo đó, khu vực đổ vật liệu nạo vét có tổng diện tích 19,4ha, gồm khu vực nhận chìm số 1 có diện tích 9,2ha (thuộc khu bến Container); khu vực nhận chìm số 2 có diện tích 10,2ha (khu phát triển Logistic) thuộc Cảng Nghi Sơn và được cụ thể ranh giới tọa độ điểm giới hạn khu đổ vật liệu nạo vét.
Việc nạo vét luồng cảng và đổ vật liệu nạo vét do Công ty CP Gang thép Nghi Sơn tiến hành đều có đầy đủ các hồ sơ pháp lý như: Hồ sơ môi trường, Phương án bảo đảm an toàn hàng hải, Giấy phép nhận chìm, Nhật ký theo dõi hoạt động của các đơn vị thi công, Vị trí tàu đổ vật liệu nạo vét…
Riêng các biện pháp bảo vệ môi trường nước biển đã được Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu Công nghiệp phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 299/QĐ-BQLKKTNS&KCN ngày 25/8/2016; Giấy phép nhận chìm ở biển số 368/GP-UBND ngày 4/10/2016 do Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 4/10/2016.
Ngay khi báo chí thông tin về về hiện tượng nước biển tại vùng giáp ranh giữa tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa bị đổi màu, do Công ty CP Gang thép Nghi Sơn xả chất thải xuống biển “có thể gây ô nhiễm biển”. Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa đã yêu cầu Công ty CP Gang thép Nghi Sơn dừng ngay nạo vét luồng cảng, mặt khác tại khu vực nhận chìm vật liệu nạo vét cũng phải đình chỉ mọi hoạt động.
Đồng thời, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu Công nghiệp nhanh chóng thành lập Đoàn kiểm tra, với sự tham gia của đại diện Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và Khu Công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, Công an tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Tĩnh Gia, Công ty CP Gang thép Nghi Sơn tiến hành kiểm tra thực địa.
Biên bản kết luận của Đoàn kiểm tra ngày 11/5/2017 nêu rõ: “Vật liệu nạo vét từ khu nước trước bến và tuyến luồng vào cảng của Cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn là cát, sét có màu xám, màu vàng được hút lên từ khu vực nạo vét chưa có căn cứ để khẳng định là chất thải nguy hại. Trên thực tế, vật liệu nạo vét tuyến luồng đang được khuyến khích tận dụng làm vật liệu san lấp các công trình.
Tại thời điểm kiểm tra, hiện trạng môi trường biển không có dấu hiệu ô nhiễm, hoạt động nuôi cá lồng bè và đánh bắt cá tự nhiên của người dân địa phương xung quanh khu vực nạo vét luồng cảng và nhận chìm vẫn diễn ra bình thường”.
Các đơn vị tham gia thi công nạo vét vật liệu và nhận chìm ở khu nước trước bến và tuyến luồng vào cảng của Cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn là Công ty TNHH Hiệp Thành, Công ty CP vật liệu xây dựng Phương Nam, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thu Phát. Toàn bộ số tàu đổ vật liệu nạo vét đều được đăng ký, đăng kiểm và có số hiệu, không phải là “tàu lạ” như báo chí nêu.
Quá trình khảo sát thực tế tại khu vực thi công của Dự án nạo vét luồng cảng và đổ vật liệu nạo vét tại đây, Đoàn kiểm tra không phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu bất thường về môi trường biển.
Khoảng cách từ vị trí đổ vật liệu nạo vét đến ranh giới khu vực biển giữa Nghệ An và Thanh Hóa khoảng 700-800m, nước biển đều có màu xanh đồng nhất.
Công ty CP Gang thép Nghi Sơn cũng đã mời Trung tâm quan trắc và Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa lấy 2 mẫu và phân tích chất lượng trầm tích, gồm 1 mẫu vật liệu nạo vét đang chứa tại tàu nạo vét, 1 mẫu tại khu vực nhận chìm để làm rõ vật liệu nạo vét có chứa chất độc hại hay không để có biện pháp xử lý phù hợp.
Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu Công nghiệp khẳng định: Quá trình xả chất thải từ Dự án nạo vét khu nước trước bến, tuyến luồng vào cảng của Cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn từ trước đến nay đều được lực lượng Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa và Nghệ An giám sát chặt chẽ, không hề có chuyện xả trộm hoặc đổ chất thải độc hại xuống biển như một số báo đã thông tin./.
Ông Trịnh Thế Dũng, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Gang thép Nghi Sơn cho biết: Dự án Cảng Tổng hợp quốc tế Nghi Sơn do Công ty CP Gang thép Nghi Sơn làm Chủ đầu tư trên cơ sở Giấy chứng nhận đầu tư số: 4584006853 do Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn cấp ngày 4/9/2015. Đến thời điểm giữa năm 2016, Công ty đã cơ bản đầu tư gần xong 3 bến trên tổng 9 bến của Dự án.
Tuy vậy, phần luồng ra vào 3 bến nói trên chưa được đầu tư. Công ty đã chủ động bỏ vốn và đề xuất với các cơ quan hữu quan để được nạo vét khu nước trước bến và tuyến luồng vào Cảng Tổng hợp quốc tế gang thép Nghi Sơn nhằm sớm đưa 3 bến đã đầu tư đi vào hoạt động.
Đồng thời, Công ty cũng đề xuất với UBND tỉnh Thanh Hóa được đổ vật liệu nạo vét vào khu vực mà Công ty được giao thực hiện đầu tư Dự án khu bến Container 2 và Hậu cần cảng Nghi Sơn, trên cơ sở chủ trương đầu tư tại Văn bản số 2724/QĐ-UBND ngày 21/7/2016. Ngày 12/8/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Văn bản số 8959/UBND –THKH chấp thuận vị trí đổ vật liệu nạo vét khu nước trước bến và tuyến luồng vào Cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn.
Theo đó, khu vực đổ vật liệu nạo vét có tổng diện tích 19,4ha, gồm khu vực nhận chìm số 1 có diện tích 9,2ha (thuộc khu bến Container); khu vực nhận chìm số 2 có diện tích 10,2ha (khu phát triển Logistic) thuộc Cảng Nghi Sơn và được cụ thể ranh giới tọa độ điểm giới hạn khu đổ vật liệu nạo vét.
Việc nạo vét luồng cảng và đổ vật liệu nạo vét do Công ty CP Gang thép Nghi Sơn tiến hành đều có đầy đủ các hồ sơ pháp lý như: Hồ sơ môi trường, Phương án bảo đảm an toàn hàng hải, Giấy phép nhận chìm, Nhật ký theo dõi hoạt động của các đơn vị thi công, Vị trí tàu đổ vật liệu nạo vét…
Riêng các biện pháp bảo vệ môi trường nước biển đã được Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu Công nghiệp phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 299/QĐ-BQLKKTNS&KCN ngày 25/8/2016; Giấy phép nhận chìm ở biển số 368/GP-UBND ngày 4/10/2016 do Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 4/10/2016.
Ngay khi báo chí thông tin về về hiện tượng nước biển tại vùng giáp ranh giữa tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa bị đổi màu, do Công ty CP Gang thép Nghi Sơn xả chất thải xuống biển “có thể gây ô nhiễm biển”. Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa đã yêu cầu Công ty CP Gang thép Nghi Sơn dừng ngay nạo vét luồng cảng, mặt khác tại khu vực nhận chìm vật liệu nạo vét cũng phải đình chỉ mọi hoạt động.
Đồng thời, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu Công nghiệp nhanh chóng thành lập Đoàn kiểm tra, với sự tham gia của đại diện Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và Khu Công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, Công an tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Tĩnh Gia, Công ty CP Gang thép Nghi Sơn tiến hành kiểm tra thực địa.
Biên bản kết luận của Đoàn kiểm tra ngày 11/5/2017 nêu rõ: “Vật liệu nạo vét từ khu nước trước bến và tuyến luồng vào cảng của Cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn là cát, sét có màu xám, màu vàng được hút lên từ khu vực nạo vét chưa có căn cứ để khẳng định là chất thải nguy hại. Trên thực tế, vật liệu nạo vét tuyến luồng đang được khuyến khích tận dụng làm vật liệu san lấp các công trình.
Tại thời điểm kiểm tra, hiện trạng môi trường biển không có dấu hiệu ô nhiễm, hoạt động nuôi cá lồng bè và đánh bắt cá tự nhiên của người dân địa phương xung quanh khu vực nạo vét luồng cảng và nhận chìm vẫn diễn ra bình thường”.
Các đơn vị tham gia thi công nạo vét vật liệu và nhận chìm ở khu nước trước bến và tuyến luồng vào cảng của Cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn là Công ty TNHH Hiệp Thành, Công ty CP vật liệu xây dựng Phương Nam, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thu Phát. Toàn bộ số tàu đổ vật liệu nạo vét đều được đăng ký, đăng kiểm và có số hiệu, không phải là “tàu lạ” như báo chí nêu.
Quá trình khảo sát thực tế tại khu vực thi công của Dự án nạo vét luồng cảng và đổ vật liệu nạo vét tại đây, Đoàn kiểm tra không phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu bất thường về môi trường biển.
Khoảng cách từ vị trí đổ vật liệu nạo vét đến ranh giới khu vực biển giữa Nghệ An và Thanh Hóa khoảng 700-800m, nước biển đều có màu xanh đồng nhất.
Công ty CP Gang thép Nghi Sơn cũng đã mời Trung tâm quan trắc và Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa lấy 2 mẫu và phân tích chất lượng trầm tích, gồm 1 mẫu vật liệu nạo vét đang chứa tại tàu nạo vét, 1 mẫu tại khu vực nhận chìm để làm rõ vật liệu nạo vét có chứa chất độc hại hay không để có biện pháp xử lý phù hợp.
Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu Công nghiệp khẳng định: Quá trình xả chất thải từ Dự án nạo vét khu nước trước bến, tuyến luồng vào cảng của Cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn từ trước đến nay đều được lực lượng Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa và Nghệ An giám sát chặt chẽ, không hề có chuyện xả trộm hoặc đổ chất thải độc hại xuống biển như một số báo đã thông tin./.
Tác giả: Nguyễn Văn Hào
Nguồn: TTXVN
Nguồn: TTXVN