1. Tai
|
Ráy tai là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và lỗ tai cũng chính là một trong những nơi bẩn nhất được các nhà khoa học công bố. Vì vậy bạn cần duy trì thói quen làm sạch vùng tai đều đặn.
2. Nách
|
Đã bao giờ bạn gặp tình trạng: nách thì của bạn nhưng mùi... của dấm chua chưa? Mỗi vùng da nách có từ 1 tới... 10 tỷ vi sinh vật ẩn nấp. Tuyến mồ hôi tại đây hoạt động đặc biệt mạnh, phản ứng hoá học với vi khuẩn tạo nên mùi khó chịu. Ngoài ra, lông nách cũng góp phần làm tăng diện tích cư trú cho vi khuẩn sinh sôi đấy.
3. Bàn chân và ngón chân
|
Một bàn chân trung bình chứa khoảng 600 tuyến mồ hôi trên một mét vuông, gấp hàng trăm lần so với vùng nách. Chúng sản sinh ra một hỗn hợp gồm muối, gluco, các vitamin và các amino axít - một bữa ăn hoàn hảo cho cả một "tập đoàn" vi khuẩn, trong đó nhiều nhất là Staphylococcus, tác nhân sản sinh mùi hôi khó chịu.
Do đó, bạn nên thường xuyên làm sạch và cọ rửa bằng xà phòng hoặc nước, giữ cho bàn chân khô ráo nhất có thể.
4. Rốn
|
"Rốn là nơi ấm áp, lõm vào và có các khe hở nên đã trở thành nơi lý tưởng để vi khuẩn ẩn nấp", Reader's Digest dẫn lời bác sĩ Robert Glatter tại Bệnh viện Lenox Hill (Mỹ).
Nhiều người không có thói quen vệ sinh rốn. Điều này khiến vi khuẩn có nơi ẩn nấp và sinh sôi.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người nên thường xuyên dùng khăn ngâm trong nước ấm, xà phòng hay cồn để lau sạch bụi và tế bào chết trong rốn.
5. Mắt
|
Khóe mắt là nơi chứa vi khuẩn, lông mi cũng không hề thua kém vì nó có nhiệm vụ như chiếc rèm ngăn chặn bụi bẩn. Khi biết được điều này, hãy hạn chế chạm tay vào mắt để tránh vi khuẩn lây lan ra khắp cơ thể.
6. Lưỡi
|
Liệu bạn có biết vi khuẩn tập trung tại lưỡi có khả năng "chuyển màu" lưỡi sang trắng, vàng, thậm chí màu xanh lá cây và xám? Điều này là do sự hoạt động cực kì mạnh mẽ của vi khuẩn. Đặc biệt là lúc bạn ốm, khi cơ thể đang chống chọi với vi khuẩn tăng sinh mạnh mẽ, lưỡi sẽ có màu trắng bệch.
7. Mông
|
Mông là một bộ phận cơ thể khác cần được chăm sóc. Tình trạng đổ mồ hôi ở mông có thể dẫn đến mụn trứng cá nếu không được làm sạch. Các tế bào da chết cũng có thể dẫn đến da khô. Do đó, bạn cần vệ sinh vùng mông sạch khi tắm và giữ ẩm nó thường xuyên.
8. Khuỷu tay
|
Khuỷu tay và những nếp da trên khuỷu tay thường là phần mà chúng ta không để ý đến trong các hoạt động hằng ngày. Chúng ta thường xuyên đặt khủy tay xuống những bề mặt bẩn như bàn làm việc, bàn ăn mà không nhận ra, bác sĩ Glatter tiết lộ.
Da trên khuỷu tay dễ bị khô và nứt, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào các vết nứt này, gây nhiễm trùng và mắc bệnh khuẩn tụ cầu vàng.
Do đó, mọi người cần thường xuyên vệ sinh và lau sạch phần khuỷu tay bằng khăn tắm.
Tác giả: Lily (th)
Nguồn tin: Báo Gia đình và xã hội