Xã hội

Tận dụng đủ cách để "chắt" nước sinh hoạt

Nắng nóng kéo dài đã khiến gần 120ha diện tích gieo cấy lúa thu mùa của xã vùng cao Tân Hợp, huyện Tân Kỳ khô hạn. Không chỉ có vậy, hiện nay, hơn 300 hộ dân của 2 xóm Trung Độ và Nghĩa Thành cũng đang đối diện với tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.

Đủ cách "chắt" nước.

Cũng như nhiều hộ dân trong vùng, những ngày qua, gia đình ông Nguyễn Bùi Bốn ở xóm Trung Độ, xã Tân Hợp, Tân Kỳ khốn đốn, chống chọi với cái nắng như đổ lửa. Giếng nước của gia đình ông gần như đã phơi khô trơ cạn đáy.

1images1304382 nh 3
Mặc dù đã đào sâu tới gần 20 mét...
2images1304383 nh 4
...dù cố gắng nhưng cả ngày ông Bốn cũng chỉ chắt được chừng này nước đục ngầu.
3images1304384 nh 2
Để tận dụng, chắt chiu từng giọt nước mưa quý giá dành cho nấu ăn, ông đã phải quây gạch xây bể rồi trải một lớp bạt lên trên chờ mưa.

“Không có nước sạch để nấu ăn, gia đình tôi phải xây bể chăng bạt chờ trời mưa, rồi hứng nước mưa bằng cách nối các ống mét dẫn từ trên mái nhà xuống bể chứa. Thế nhưng, trời có chịu mưa đâu, giờ phải đi xách từng can nước về để nấu ăn sinh hoạt, khổ sở vô cùng”. Ông Bốn nói.

Còn cách mà gia đình anh Nguyễn Văn Thành tích trữ nước mưa cũng vô cùng đặc biệt...

4images1304385 nh 9
Khoảnh sân nhỏ được anh kê gạch chắn 4 phía bằng 4 cây mét rồi trải bạt... thế nhưng, đến nay những giọt mưa vàng mong đợi mãi vẫn chưa thấy đâu.
5images1304386 nh 8
Giếng nước của gia đình anh Thành trơ cạn đáy mốc meo gần 1 năm nay...
6images1304387 nh 10
Để có nước sinh hoạt, anh phải mua nước
7images1304388 nh 11
Mặc dù, nguồn nước không được đảm bảo, đầy đất cát như thế này... nhưng không còn cách nào khác, gia đình anh vẫn phải dùng, nhưng dùng một cách vô cùng tiết kiệm.

Anh Thành chia sẻ: Để có nước uống, nấu ăn cho gia đình, tôi phải thuê xe công nông chở nước trong khe với giá 300 ngàn đồng/ 1xe, nhưng cũng chỉ ăn được tầm 15-20 ngày. Chỉ tính từ tháng 11 năm ngoái đến giờ mất tới 3 triệu đồng tiền nước. Nước đắt lại khan hiếm, mặc dù nước đi mua, không biết có đảm bảo vệ sinh hay không nhưng cũng chỉ dám dùng để nấu ăn, còn tắm rửa, giặt giũ phải đi vào khe Mó cách làng khoảng 5km, gia đình tôi thuộc hộ nghèo nên phải bỏ tiền ra mua thế này gặp nhiều khó khăn lắm ”.

Không chỉ gia đình anh Thành mà hơn 300 hộ dân với trên 1300 nhân khẩu của cả 2 xóm Minh Thành và Trung Độ đang lâm vào cảnh khốn khổ vì không có nước sinh hoạt.

8images1304389 nh 1
Đến gia đình nào, đập vào mắt chúng tôi cũng la liệt nào can, nào thùng tích trữ nước...
9images1304390 nh 5
Nước ăn được hứng từ mái nhà bằng máng tôn...
10images1304391 nh 12
...đến cả những vật dụng như chai dầu ăn...
11images1304392 nh 6
Nước phục vụ cho giặt giũ cũng được dùng một cách tiết kiệm...
12images1304393 nh 7
...sau đó cất dành làm nước rửa tay chân.

Độc đáo hơn, để chiếc xe công nông cũ đã được chủ xe căng bạt tứ phía, “chế biến” thành chiếc xe “chuyên dụng” chở nước ăn phục vụ cho bà con trong làng...
13images1304394 nh 15
Nước ăn thì phải mua, còn nước sinh hoạt tắm rửa, giặt giũ....
14images1304395 nh 17
....các hộ dân phải đi chở từng can nước từ khe Mó cách làng chừng 5 cây số.

"Cơn khát" nằm sát công trình nước tự chảy.

Điều đáng nói, mặc dù Tân Hợp đã được đầu tư một số công trình nước tự chảy thuộc chương trình 135, nhưng do không ai quản lý nên đã bị xuống cấp, hư hỏng đã lâu...

Trao đổi với ông Nguyễn Bá Mãi - Chủ tịch UBND xã Tân Hợp được biết: Những năm qua, người dân Tân Hợp luôn rơi vào cảnh khan hiếm nước sinh hoạt, người dân phải vào chở từng can nước tại nguồn nước tự chảy ở khe Mó, nguồn nước này có quanh năm không bao giờ cạn, qua khảo sát của chúng tôi khả năng sẽ đủ cung cấp nước sinh hoạt phục vụ cho các hộ dân thiếu nước ở vùng Trung Độ và Nghĩa Thành, mong rằng cấp trên có sự quan tâm, có giải pháp để hỗ trợ người dân 2 xóm này.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Tân Kỳ có một số địa phương ở vùng cao hàng năm thường xuyên ra tình thiếu nước gay gắt vào mùa hè, đặc biệt là các xã có địa hình như Giai Xuân, Tân Hợp. Riêng xã Tân Hợp có 2 xóm Trung Độ và Nghĩa Thành hai năm gần đây luôn thiếu nước trầm trọng, trong mùa hè năm 2015 đã có 2 tháng thiếu nước liên tục. Huyện cũng đã vận động, chỉ đạo địa phương tìm các giải pháp để khắc phục tại chỗ. Và trong năm 2015, huyện cũng đã trích một phần kinh phí để hỗ trợ bà con trong việc vận chuyển nước sinh hoạt.

15images1304397 nh 16
Nguồn nước này... cũng là nơi bà con tranh thủ tắm giặt khi xách nước
16images1304399 nh 13
Tranh thủ tắm gội khi nhà chưa có nước...
17images1304398 nh 14
...dù không đảm bảo vệ sinh, nhưng là nguồn nước sinh hoạt chính của bà con mỗi khi hạn hán gay gắt.

Để đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài thì huyện đã khảo sát và sắp tới để xuất với tỉnh để xây dựng công trình cấp nước tại chỗ ở đó dự kiến kinh phí khoảng 1 tỷ đồng, huyện cũng rất mong cấp tỉnh sớm quan tâm hỗ trợ để Tân Kỳ sớm khắc phục tình trạng thiếu nước thường xuyên ở các xã vùng cao như hiện nay.

Lý giải về việc một số công trình 134, 135 trên địa bàn không phát huy hiệu quả, trong đó có công trình nước tự chảy tại xã Tân Hợp, ông Phạm Văn Hóa - Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ cho rằng: Một số công trình nước tự chảy, do thời gian, do biến đổi khí hậu, và do suy thoái rừng nên một số mỏ nước phục vụ nhu cầu người dân ở đó hiện nay đã khô cạn, hơn nữa do chất lượng công trình thời điểm đó xây dựng không đảm bảo chất lượng lại không được duy tu bảo dưỡng nên sử dụng một thời gian ngắn đã xuống cấp hư hỏng.

Hiện nay, giải pháp của huyện sẽ tận dụng mỏ nước sẵn ở đó, nhưng do nguồn nước này có cự ly ở tương đối xa lại ở vị trí thấp, sắp tới chúng tôi sẽ lập dự án xây dựng một trạm bơm, xây thêm một bể nước ở trên cao, bơm nước lên rồi bơm nước về phục vụ bà con vùng thiếu nước... Ông Phạm Văn Hóa - Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm.

Thực trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa nắng đã xảy ra từ nhiều năm qua tại xã vùng cao Tân Hợp. Bà con nơi đây cũng đã nhiều lần kiến nghị nhưng vẫn chưa được giải quyết. Hiện tại phần lớn người dân Trung Độ, Nghĩa Thành đang sống nhờ từ nguồn nước khe Mó. Để đảm bảo nước sinh hoạt cho dân dùng, Tân Kỳ cần sớm đầu tư nâng cấp các công trình nước tự chảy, lắp đặt các đường ống dẫn nước trên địa bàn. Riêng về sản xuất nông nghiệp cần phải tận thu mọi nguồn nước, đầu tư kinh phí nạo vét, khai thác tối đa công năng sử dụng của các công trình thủy lợi để tưới cho sản xuất. Có như vậy mới giải được “cơn khát” ở vùng cao Tân Hợp, giúp người dân có đủ nguồn nước sinh hoạt và ổn định sản xuất./.

Tác giả bài viết: Hiến Chương

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP