Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Trung Tâm Y tế Dự phòng TP.HCM vừa ghi nhận trường hợp tử vong vì bệnh dại sau khi bị chó cắn khoảng một tháng.
Nạn nhân là người phụ nữ 52 tuổi, bị chó nhà hàng xóm cắn vào cuối tháng 3 vừa rồi, nhưng đã không đi tiêm phòng dại. Con chó cũng đã chết sau khi cắn bệnh nhân vài ngày.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2010, TP ghi nhận ca bệnh dại tử vong.
Ngay sau ghi nhận sự việc, Trung Tâm Y tế Dự phòng TP đã lập danh sách những người có tiếp xúc nguy cơ với con chó bị bệnh (bị chó cắn, cào hoặc liếm) để hướng dẫn tiêm phòng dại.
Phối hợp với Chi cục Thú Y TP điều tra tình trạng tiêm chủng của đàn chó trong khu vực xảy ra ca bệnh dại.
Theo các chuyên gia, bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi.
Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương với nguồn truyền bệnh chính là chó. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong.
Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật).
Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc- xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc-xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó, mèo) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.
Nạn nhân là người phụ nữ 52 tuổi, bị chó nhà hàng xóm cắn vào cuối tháng 3 vừa rồi, nhưng đã không đi tiêm phòng dại. Con chó cũng đã chết sau khi cắn bệnh nhân vài ngày.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2010, TP ghi nhận ca bệnh dại tử vong.
Ngay sau ghi nhận sự việc, Trung Tâm Y tế Dự phòng TP đã lập danh sách những người có tiếp xúc nguy cơ với con chó bị bệnh (bị chó cắn, cào hoặc liếm) để hướng dẫn tiêm phòng dại.
Phối hợp với Chi cục Thú Y TP điều tra tình trạng tiêm chủng của đàn chó trong khu vực xảy ra ca bệnh dại.
Theo các chuyên gia, bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi.
Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương với nguồn truyền bệnh chính là chó. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong.
Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật).
Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc- xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc-xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó, mèo) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.
Tác giả: Văn Đức
Nguồn tin: Báo VietNamNet
Nguồn tin: Báo VietNamNet