Đây là một phong cách mang đến phòng bếp nhà bạn một không gian cực rộng và khoáng bằng cách gỡ bỏ đi những bức tường và tạo ra một phòng lớn - nơi mọi người có thể thư giãn cùng nhau. Khách của bạn có thể quan sát và thưởng thức mùi vị món ăn của bạn nếu bạn thực sự tự tin với tài nghệ của mình. Ngược lại, họ cũng có thể thấy được cảnh lộn xộn của phòng bếp khi bạn “tác chiến”. Với kiểu thiết kế phòng bếp này, bạn cũng nên đầu tư cho hệ thống dụng cụ nhà bếp, hệ thống chiếu sáng, hút mùi để ngồi nhà của bạn thật sự lung linh như kỳ vọng ban đầu của ban. Kiểu bếp này cũng là lựa chọn thích hợp cho các hộ gia đình có diện tích khiêm tốn.
2. Kiểu chữ U
Thiết kế này là dạng bố trí phòng bếp một cách linh hoạt nhất. Những căn bếp kiểu này có một “trạm chế biến nấu nướng” ở mỗi bề mặt tường. Nó đặc biệt phát huy tối đa tác dụng nếu bạn có một không gian lớn. Khu chế biến và nấu nướng được đặt 2 bên, phân chia vòi nước, tủ lạnh, bếp thành hình tam giác. Các dụng cụ nhà bếp được bố trí quanh 3 vách tường. Bồn nước tốt nhất bạn nên đặt ở trung tâm chữ U. Bạn thậm chí cũng có thể nghĩ đến việc đặt chậu rửa và bếp ngay tại “hòn đảo” chính giữa căn bếp. Tủ hộc ở chính giữa căn bếp này là nơi lý tưởng nếu bạn muốn có không gian để chế biến các tác phẩm như làm bánh hoặc trang trí cho món đồ uống yêu thích.
3. Kiểu ốc đảo
Nhà bếp hình ốc đảo là kiểu thiết kế phổ biến ở các nước phương Tây. Căn bếp sẽ được bài trí theo kiểu: kệ bếp độc lập nằm ở trung tâm. Nhờ vậy, mọi người đều có thể tham gia vào quá trình chuẩn bị thức ăn và tán gẫu. Kiểu thiết kế nhà bếp này có nhiều kệ nên đòi hỏi không gian tương đối rộng rãi. Vì thế, kiểu bếp hình ốc đảo ít phổ biến.
Tuy nhiên, ưu điểm của kiểu bếp này là mang lại cảm giác hòa đồng, nơi những vị khách của bạn có thể ngồi tại đảo và trò chuyện, trong khi bạn nấu ăn. Nó là ý tưởng tuyệt vời cho việc tạo ra một không gian sống hòa hợp giữa khu vực nấu ăn và sinh hoạt. Song nó sẽ rất mệt nếu những chiếc kệ bếp đặt quá xa đảo, vậy nên, người ta thường lựa chọn cách giải quyết bằng việc chọn một hòn đảo có kệ lưu trữ thông minh bên dưới.
4. Kiểu hình chữ L
Phòng bếp hình chữ L còn được gọi là nhà bếp hình tam giác. Kiểu thiết kế này thích hợp với không gian “khiêm tốn”. Tuy nhiên cần lưu ý chiều dài 2 bên chữ L không quá lệch nhau.
Thiết kế này đòi hỏi căn bếp phải có hai bức tường liền kề nhau, đặc biệt hiệu quả nếu tận dụng được toàn bộ chỗ nối góc chữ L. Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều bước trong công việc bếp núc bằng cách sắp xếp từ tủ lạnh đến chậu rửa, bếp và tới khu vực để chuẩn bị và xử lý thực phẩm. Việc di chuyển trong căn bếp hình chữ L là một vấn đề.
Nếu ta có thêm một tủ trữ đồ trong căn bếp chữ L thì nó sẽ là địa điểm thích hợp để đặt các sách nấu ăn, đồ khô, hoặc có thêm không gian chứa dụng cụ nhà bếp. Tủ chứa đồ này thậm chí còn đóng vai trò bàn ăn cho gia đình hoặc là nơi để đồ ăn sau khi nấu trước khi dọn lên bàn ăn
5. Kiểu Galley
Kiểu bếp thiết kế Galley là kiểu đặt hai phần của tủ bếp song song với nhau, dựa lưng vào hai mặt tường, cho phép việc nấu nướng có thể di chuyển và thực hiện dễ dàng từ bên này sang bên kia. Hãy nghĩ đến việc bố trí tủ lạnh và bồn rửa nằm về một phía tường, bên còn lại sẽ chứa bộ bếp nấu nằm ở trung tâm (đối diện với phần tủ bếp bên kia có chứa tủ lạnh và bồn rửa). Nếu có lối đi và cửa ở cuối mỗi tủ bếp thì việc di chuyển qua căn bếp khi ai đó đang làm việc có thể được thực hiện theo hình tam giác một cách dễ dàng. Bạn cũng cần chắc chắn rằng căn bếp của bạn có đủ không gian để mở các tủ, kệ và đồ dùng nhà bếp. Bố cục bếp kiểu galley có nhiều nét tương đồng với bếp hình chữ U.
Tác giả bài viết: Sam Vân
Nguồn tin: