Theo một báo cáo mới đây, mỗi năm ở Việt Nam có hơn 1.000 trẻ em, trong đó đa phần là bé gái bị xâm hại tình dục. Trung bình, mỗi ngày có 3 trường hợp xâm hại trẻ em nhưng theo các chuyên gia, con số thực tế phải nhiều hơn.
75% các vụ xâm hại tình dục trẻ em, thủ phạm lại chính là người quen biết với nạn nhân. Thậm chí 10% trong số đó, kẻ “yêu râu xanh” lại là cha dượng, cha đẻ của nạn nhân. Hầu hết những vụ việc xảy ra ở các nơi vốn được coi là an toàn với trẻ như trường học, nhà riêng như nghi án bé gái lớp 1 bị xâm hại ngay tại lớp ở TP.HCM, bé gái 8 tuổi bị dâm ô ở Vũng Tàu,…
Xâm hại tình dục trẻ em không chỉ để lại những tổn thương nặng nề, thậm chí là suốt đời về thân thể mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sự phát triển sau này của các nạn nhân. Do đó, cha mẹ cần chủ động dạy con em mình những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em dưới đây.
Quy tắc quần lót (PANTS rules)
Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần lót khi con được 3 tuổi trở lên và dạy cho bé những kiến thức cơ bản về giới tính, vùng nhạy cảm cụ thể như sau:
P – Private (Riêng tư): Hãy dạy trẻ trừ bố mẹ, y tá, bác sĩ thì không một ai được nhìn hoặc chạm vào vùng kín của bé. Tuy nhiên, y tá bác sĩ chỉ phải mặc đồng phục, đang trong giờ khám chữa bệnh và phải giải thích cho bé rằng họ chạm vào để làm gì cũng như cần có sự đồng ý của trẻ.
A – Always remember your body belongs to you (Luôn nhớ rằng cơ thể con thuộc về con): Cách phòng tránh bị xâm hại tình dục cơ bản nhất là phải cho bé biết rằng, cơ thể trẻ thuộc về chính trẻ. Không một ai có quyền làm bất kỳ điều gì với cơ thể trẻ khiến bé khó chịu. Khi ai đó cố tình làm vậy, bé cần biết nói “Không”.
N – No means no (Không là không): Để phòng tránh xâm hại trẻ em, hãy giúp bé nhận thức được rằng bé hoàn toàn có quyền nói “Không” với bất kỳ ai (ngay cả người thân trong gia đình) nếu họ có những động chạm mà trẻ không thích.
T – Talk (Nói về những bí mật khiến con buồn): Hãy phân biệt cho con thế nào là bí mật “tốt”, thế nào là bí mật “xấu”. Trẻ thường cảm thấy lo sợ trước những câu nói của kẻ lạm dụng như “Đây là bí mật riêng của 2 chú cháu mình” nên không dám kể lại chuyện bị xâm hại cho người khác nghe. Vì thế, cần dạy con biết nói ra những bí mật khiến con thấy sợ hãi, lo lắng, buồn bã,…
S – Speak up (Lên tiếng): Theo kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em nói trên, hãy tạo cho bé thói quen có thể tâm sự với những người mà trẻ tin tưởng như cô giáo, anh chị, bố mẹ, ông bà,… mỗi khi trẻ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, buồn bã,…
Quy tắc bàn tay giao tiếp
Bàn tay của trẻ có 5 ngón và cũng được chia thành 5 vòng tròn trong giao tiếp. Để trẻ biết cách phòng tránh khi bị xâm hại, cha mẹ cần dạy bé biết:
Vòng 1 – Ôm hôn: Chỉ dùng với những người thân ruột thịt trong nhà như anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà.
Vòng 2 – Khoác tay, nắm tay: Với họ hàng, thầy cô, bạn bè.
Vòng 3 – Bắt tay: Khi gặp người quen biết.
Vòng 4 – Vẫy tay: Nếu gặp người lạ.
Vòng 5 – Xua tay: Để phòng tránh xâm hại trẻ em, hãy dạy trẻ phải biết xua tay không tiếp xúc hoặc nếu cần, phải biết hét to để cầu cứu, báo động và bỏ chạy nếu những người xa lạ tiến lại gần và có những cử chỉ thân mật khiến trẻ bất an, khó chịu.
75% các vụ xâm hại tình dục trẻ em, thủ phạm lại chính là người quen biết với nạn nhân. Thậm chí 10% trong số đó, kẻ “yêu râu xanh” lại là cha dượng, cha đẻ của nạn nhân. Hầu hết những vụ việc xảy ra ở các nơi vốn được coi là an toàn với trẻ như trường học, nhà riêng như nghi án bé gái lớp 1 bị xâm hại ngay tại lớp ở TP.HCM, bé gái 8 tuổi bị dâm ô ở Vũng Tàu,…
Xâm hại tình dục trẻ em không chỉ để lại những tổn thương nặng nề, thậm chí là suốt đời về thân thể mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sự phát triển sau này của các nạn nhân. Do đó, cha mẹ cần chủ động dạy con em mình những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em dưới đây.
Quy tắc quần lót (PANTS rules)
Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần lót khi con được 3 tuổi trở lên và dạy cho bé những kiến thức cơ bản về giới tính, vùng nhạy cảm cụ thể như sau:
P – Private (Riêng tư): Hãy dạy trẻ trừ bố mẹ, y tá, bác sĩ thì không một ai được nhìn hoặc chạm vào vùng kín của bé. Tuy nhiên, y tá bác sĩ chỉ phải mặc đồng phục, đang trong giờ khám chữa bệnh và phải giải thích cho bé rằng họ chạm vào để làm gì cũng như cần có sự đồng ý của trẻ.
A – Always remember your body belongs to you (Luôn nhớ rằng cơ thể con thuộc về con): Cách phòng tránh bị xâm hại tình dục cơ bản nhất là phải cho bé biết rằng, cơ thể trẻ thuộc về chính trẻ. Không một ai có quyền làm bất kỳ điều gì với cơ thể trẻ khiến bé khó chịu. Khi ai đó cố tình làm vậy, bé cần biết nói “Không”.
N – No means no (Không là không): Để phòng tránh xâm hại trẻ em, hãy giúp bé nhận thức được rằng bé hoàn toàn có quyền nói “Không” với bất kỳ ai (ngay cả người thân trong gia đình) nếu họ có những động chạm mà trẻ không thích.
T – Talk (Nói về những bí mật khiến con buồn): Hãy phân biệt cho con thế nào là bí mật “tốt”, thế nào là bí mật “xấu”. Trẻ thường cảm thấy lo sợ trước những câu nói của kẻ lạm dụng như “Đây là bí mật riêng của 2 chú cháu mình” nên không dám kể lại chuyện bị xâm hại cho người khác nghe. Vì thế, cần dạy con biết nói ra những bí mật khiến con thấy sợ hãi, lo lắng, buồn bã,…
S – Speak up (Lên tiếng): Theo kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em nói trên, hãy tạo cho bé thói quen có thể tâm sự với những người mà trẻ tin tưởng như cô giáo, anh chị, bố mẹ, ông bà,… mỗi khi trẻ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, buồn bã,…
Quy tắc bàn tay giao tiếp
Bàn tay của trẻ có 5 ngón và cũng được chia thành 5 vòng tròn trong giao tiếp. Để trẻ biết cách phòng tránh khi bị xâm hại, cha mẹ cần dạy bé biết:
Vòng 1 – Ôm hôn: Chỉ dùng với những người thân ruột thịt trong nhà như anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà.
Vòng 2 – Khoác tay, nắm tay: Với họ hàng, thầy cô, bạn bè.
Vòng 3 – Bắt tay: Khi gặp người quen biết.
Vòng 4 – Vẫy tay: Nếu gặp người lạ.
Vòng 5 – Xua tay: Để phòng tránh xâm hại trẻ em, hãy dạy trẻ phải biết xua tay không tiếp xúc hoặc nếu cần, phải biết hét to để cầu cứu, báo động và bỏ chạy nếu những người xa lạ tiến lại gần và có những cử chỉ thân mật khiến trẻ bất an, khó chịu.
Tác giả: Tri Thu (t/h)
Nguồn: Đời sống Plus
Nguồn: Đời sống Plus