Nhà đẹp

Nên bao sái ban thờ trước ngày 1 tháng 7 âm lịch để kịp chuẩn bị các lễ cúng tháng 'cô hồn'

Hiểu và bao sái (lau dọn) ban thờ, kiêng kị đúng cách rất quan trọng vì giúp bạn và gia đình tránh phạm những đại kỵ trong phong thủy. Master Phùng Phương (Chuyên gia Phong Thủy Chính Phái, Chủ tịch Công ty Phong thuỷ Phùng Gia) chia sẻ có các điểm cần biết khi bao sái ban thờ trước tháng 'cô hồn' như sau:

1. Thời gian cần tiến hành bao sái ban thờ

Tháng 7 âm lịch - tháng cô hồn đang sầm sập tới gần và nhiều nhà có nhu cầu bao sái ban thờ mà không biết làm sao cho đúng.

Việc bao sái ban thờ nên làm từ cuối tháng 6 âm lịch. Bao sái là lau dọn, làm sạch bàn thờ, bát hương, tỉa chân nhang lau sạch các đồ thờ cúng... đặt trên ban thờ.

Việc bao sái ban thờ nên làm từ cuối tháng 6 âm lịch. Ảnh minh họa.

Người phương Đông rất coi trọng bát hương, ban thờ - coi đó là linh vật thiêng để kết nối con cháu với tổ tiên. Nơi thờ cúng là nơi con người thành kính tưởng nhớ tổ tiên và cội nguồn, hướng đến các vị thần linh để mong cầu sức khỏe, bình an, may mắn, hưng vượng... cho con cháu. Nén hương đốt lên là nhịp cầu giúp người dương kết nối với cõi vô hình.

Vì vậy, hiểu được cách bao sái ban thờ đúng, biết những điều kiêng kỵ khi lau bàn thờ rất quan trọng, giúp gia chủ không phạm phải những kiêng kị trong phong thủy.

Thời điểm tiến hành bao sái ban thờ đón tháng cô hồn: Gia chủ nên chọn một ngày nửa cuối tháng 6 âm là phù hợp.

2. Xin phép thần linh và gia tiên trước khi làm

Trước khi bắt đầu, người dọn dẹp ban thờ phải tắm rửa sạch sẽ. Tiếp đó thắp nén hương để xin phép thần linh và gia tiên (nếu nhà có bàn thờ Phật thì xin phép Tam bảo) rồi đọc "Văn khấn bao sái ban thờ".

Sau khi hương cháy được 1/2 thì có thể tiến hành bao sái bát hương và ban thờ.

Tỉa bớt chân hương là một trong các việc cần làm khi bao sái ban thờ. Ảnh minh họa.

3. Chuẩn bị những gì để bao sái ban thờ?

Nước ấm và khăn sạch mới tinh cần chuẩn bị trước. Theo quan điểm của Master Phùng Phương thì gia chủ không nên dùng nước lạnh hay rượu, cồn để bao sái ban thờ.

Để việc bao sái đạt hiệu quả tối đa nên dùng nước thơm bao sái ban thờ (nước thơm này có 108 thành phần từ thảo dược mang năng lượng dương lớn sẽ giúp gia chủ tẩy bỏ hoàn hoàn các chược khí, tà khí.

Ngoài nước thơm bao sái dạng xịt còn có: bột tẩy uế hòa với nước để lau, nước gừng ấm (nước gừng ko phải rượu gừng).

Hiện nay nước thơm này được thiết kế dạng xịt rất tiện lợi, phù hợp với những người bận rộn, tiết kiệm thời gian khi bao sái mà vẫn đem lại hiệu quả bao sái tốt nhất.

4. Quy trình bao sái ban thờ

Bắt tay vào bao sái ban thờ bạn chú ý lau dọn từ trên cao xuống thấp.

Nếu có ban thờ Phật thì bao sái ban thờ Phật trước, rồi đến ban thờ thần linh, gia tiên.

Nên bao sái bài vị thần linh trước, rồi tới bài vị của tổ tiên và bát hương - quy trình này không nên làm ngược lại.

Đặc biệt tránh xê dịch tượng Phật, Thần linh, hay bát hương.

Khi lau các pho tượng thì nên dùng khăn mềm để tránh làm xước hay bay màu sơn.

Hoặc dùng máy sấy, máy thổi hơi để thổi sạch các hạt bụi trong ngóc ngách.

Nên dùng nước thơm để bao sái ban thờ. Ảnh minh họa.

Nếu bắt buộc phải xê dịch thì sau đó phải di chuyển về đúng vị trí như ban đầu, rồi bày hương đăng trà quả, thắp hương làm lễ coi như báo cáo con cháu đã hoàn thành việc bao sái ban thờ.

5. Tỉa chân hương

Khi tỉa bớt chân hương, gia chủ sẽ rút từng chút một, tới khi số lượng chân hương cũ trong bát hương còn lại ứng với các số lẻ (thường là 3, 5, 7, 9).

Hàng tháng sau ngày 20 cũng nên tỉa chân hương thường xuyên, không nên để nhiều chân hương vì ban thờ sẽ nhanh bụi bặm.

Tất cả số chân hương đã rút cần hóa thành tro, đợi tro nguội thì cho vào túi đổ ở nơi sạch sẽ, mát mẻ (sông, ngòi, ao, hồ...) hoặc tro nguội thì vùi vào gốc cây.

Tuyệt đối không vứt chân hương và các đồ thờ cúng vào thùng rác hay những nơi ô uế.

6. Nước dùng bao sái

Với bát hương, cần dùng nước ngũ vị hương, nước thảo dược, hoặc nước thơm bao sái ban thờ của các công ty phong thủy đều có bán.

Sau đó dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng từ miệng bát hương xuống, rồi lau xung quanh. Tránh xê dịch bát hương trong quá trình bao sái.

Bao sái bài vị tổ tiên thì không nên dùng nước lã mà phải dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước còn ấm, có thể pha thêm ngũ vị hương.

Ngày nay nhiều người không có nhiều thời gian thì các công ty phong thủy đều làm sẵn nước thơm dành cho việc bao sái ban thờ.

Ngoài các chai, lọ thông dụng còn có cả nước thơm dạng xịt vừa sạch, tiện dùng, lại tiết kiệm.

Thứ nước thơm bao sái này làm từ các thành phần nguyên liệu như Ngọc Am Thiện, Quế Sát, Bồ Đề Tâm, Bồ Kết, Trầm Hương Dược... cùng 108 loại thảo liệu quý tại các vùng có linh khí hội tụ.

Việc hiểu đúng, không phạm kiêng kị giúp việc bao sái ban thờ hoàn thành tốt, xua tan tà khí, dễ dàng tích tụ linh khí, khiến việc thờ cúng linh ứng hơn.

Đây cũng là một trong các yếu tố tốt bổ sung giúp gia chủ có thể cải biến vận mệnh, bớt đi những xui xẻo, duy trì vận may khi tháng 7 âm lịch đang tới.

Để chuẩn bị cho các lễ cúng trong tháng 7 âm lịch được tươm tất, gia chủ nên tiến hành bao sái ban thờ vào thời điểm cuối tháng 6 âm lịch.

Thời điểm tiến hành: Nên chọn một ngày từ nay tới hết tháng 6 âm lịch, gia chủ tiện ngày nào thì làm ngày đó. Nhưng tránh bao sái ban thờ vào 2 ngày 22/7 (24/6 âm lịch) và 26/7 (28/6 âm lịch), còn những ngày khác bình hòa, vẫn bao sái được.

- Việc bao sái ban thờ không nên thực hiện vào giữa trưa, sáng sớm tinh mơ, hoặc tối.

- Trước khi bao sái thì thắp hương xin phép bao sái (được coi là thủ tục xin phép thần linh và gia tiên tạm lánh để con cháu tiến hành lau dọn ban thờ).

- Bao sái xong thì bày biện hương đăng trà quả, thắp hương lại (như là thủ tục báo cáo đã hoàn thành công việc bao sái ban thờ, mời các cụ về ngự lại).

Tác giả: Phùng Phương - Ngọc Hà

Nguồn tin: giadinh.suckhoedoisong.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP