Đặc điểm nhận diện cây nhân trần
Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: Internet |
Theo tài liệu cây thuốc trị bệnh thông dụng của TS Võ Văn Chi, nhân trần là một loại cây thân thảo mọc quanh năm, có mùi thơm, phủ lông mịn dày. Thân cây mọc đứng, cao 10 – 60cm với các cành phân đôi.
Lá hình trái xoăn dài. Hoa màu xanh hoặc tím, có hình cầu. Quả nang hình trứng, nhẵn, có hạt nhỏ bên trong.
Cây mọc phổ biến khắp cả nước, đặc biệt là ở những vùng đồng bằng, dọc bờ ruộng, bãi đất trống.
Bộ phận dùng làm thuốc của nhân trần là toàn thân, trừ rễ.
Công dụng của cây nhiên trần
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, nhân trần có tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm.
Nó có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, e.coli, lỵ, song cầu khuẩn gây viêm não, viêm phổi và một số loại nấm.
Nhân trần giúp cải thiện công năng miễn dịch và ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư.
Trên lâm sàng, nhân trần đã được sử dụng để điều trị các bệnh: Viêm gan truyền nhiễm cấp tính thể vàng da, vàng da tán huyết do thương hàn ở trẻ sơ sinh, giun chui ống mật, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành, eczema dai dẳng ở trẻ em, viêm loét miệng, nấm da…
Những lưu ý khi uống nhân trần
Để việc sử dụng nhân trần hiệu quả, hạn chế những tác dụng không mong muốn thì khi dụng cần chú ý một số lưu ý như:
Nếu không có bệnh hay nguy cơ bệnh thì không nên uống trà nhân trần hàng ngày. Nguyên nhân là vì nhân trần có tác dụng lợi tiểu nên dẫn đến việc đào thải nhiều nước ra khỏi cơ thể. Từ đó, bạn dễ bị mất nước, gây mệt mỏi, thiếu tập trung. Không chỉ vậy, nếu gan không có vấn đề thì việc uống trà nhân trần hàng ngày sẽ khiến gan này phải tăng bài tiết dịch mật do tác dụng lợi mật, dẫn đến dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh ra bệnh.
Trong quá trình sử dụng nhân trần, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng việc dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Nên chọn mua thuốc tại những địa chỉ uy tín để tránh ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng nhân trần. Khi uống nhiều dược liệu này có thể làm ảnh hưởng tới các tuyến trong cơ thể, dẫn đến mẹ bị mất sữa hoặc chỉ có rất ít.
Nhiều người hay dùng kết hợp nhân trần với cam thảo điều này không nên, bởi cả hai vị thuốc này đều không nên dùng kéo dài.
Nhân trần có tính mát nên những người có thể đang có hàn, bị lạnh bụng thì không nên uống.
Tác giả: Anh Đào (TH)
Nguồn tin: tieudung.vn