|
Ảnh: Lao Động. |
Theo đó, tại sự kiện “Hội chợ đồ gỗ và trang trí nội thất Hà Nội 2020” được UBND Tp.Hà Nội tổ chức ở khu vực quảng trường đối diện sân vận động quốc gia Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm), nhiều người khá ngỡ ngàng trước hình ảnh một khúc gỗ lớn, với dáng vẻ bên ngoài sần sùi, đơn điệu nhưng được rao bán với giá 10 tỷ đồng.
Ảnh: Dân Việt |
Nhân viên tại gian hàng cho biết, khúc gỗ này được mang về từ châu Phi, thuộc giống gỗ Cẩm Lai vô cùng quý hiếm. Gỗ nguyên khối với tuổi thọ khoảng 5.000 năm nên kích thước vô cùng choáng ngợp: Chiều dài 5,48m; vành tròn 2 bên 7,2m.
Ảnh: Dân Việt |
"Gỗ này được nhập ở Nam Phi, ở Việt Nam bây giờ không có được loại gỗ Cẩm Lai lớn thế này, muốn mua thì phải nhập khẩu. Chủ yếu người tiêu dùng đến xem vì tò mò chứ không mua vì giá trị của nó cũng lớn", anh Nguyễn Văn Sơn, người bán hàng tại đây chia sẻ với báo Lao Động.
Ảnh: Lao Động |
Lớp vỏ ngoài của khúc gỗ còn xuất hiện những cây nấm nhỏ "sống nhờ" bên trên.
Ảnh: Lao Động |
Vành tròn của gỗ lại nổi rõ dấu thời gian, càng cuốn hút khách hàng.
Ảnh: Lao Động |
Gỗ Cẩm Lai là một trong những loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm 1 trong bảng chia nhóm gỗ ở Việt Nam. Đây cũng là một trong những loại gỗ có giá trị cao nhất hiện nay. Với gỗ có đường kính từ 30 – 70 m3 có giá dao động khoảng 40 – 60 triệu/m3.
Trong sản xuất đồ nội thất, loại gỗ này thường được ưu chuộng do đường vân đẹp, có độ bền cao và mùi hương dễ chịu, có thể xua đuổi được côn trùng… Đặc tính này cho phép người nghệ nhận tạo ra những sản phẩm chất lượng, sang trọng và đắt tiền.
Khúc gỗ với kích thước khủng được rao bán khoảng 10 tỷ đồng sở hữu những ưu điểm vượt trội của loại gỗ Cẩm Lai gốc châu Phi như vân đẹp; đường kính lớn lại được giữ nguyên khối… Khúc gỗ này vẫn được nhiều người đánh giá là rẻ hơn rất nhiều so với Cẩm Lai Việt Nam và Campuchia.
Theo người bán hàng, giá trị của khúc gỗ này là 100% tự nhiên ngay khi chỉ nhìn bằng mắt thường. Với kích thước lớn, khúc gỗ Cẩm Lai châu Phi có thể là nguyên vật liệu tuyệt vời để tạo ra những sản phẩm gỗ nguyên khối chất lượng, không cần pha trộn, cắt ghép từ những mảnh gỗ nhỏ với nhau.
Tùy mục đích của người sử dụng sẽ quyết định việc xẻ ngang hay xẻ dọc khúc gỗ nhưng đường vân gỗ vẫn đều đẹp và đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Khúc gỗ Cẩm Lai này được bày bán để hướng tới những đại gia chịu chơi, sành về gỗ mua về để chế tác sản phẩm theo mong muốn riêng của bản thân.
Ảnh: Lao Động |
Ngoài khúc gỗ cẩm lai, ở hội chợ cũng có bày bán những bộ bàn ghế đắt tiền làm bằng gỗ mun, gỗ trắc dao động từ 500-700 triệu đồng. Chú Nguyễn Văn Thành, nghệ nhân làm gỗ ở Bắc Ninh, chủ một gian hàng tại đây chia sẻ: "Gỗ đắt hay rẻ phụ thuộc vào chất liệu gỗ, gỗ càng quý giá càng cao. Như gỗ mun có giá đắt hơn gỗ trắc. Gỗ mun có vân gỗ là những hoa văn sọc trắng vàng và đen hòa quyện lẫn nhau rất đẹp, chất gỗ nặng, cứng và chống được mối mọt nên được sử dụng rất nhiều trong làm đũa và các sản phẩm mỹ nghệ đem lại giá trị sử dụng cực kì bền lên tới vài chục năm đến cả trăm năm".
Ảnh: Lao Động |
Pho tượng được làm bằng gỗ lu hương trị giá 95 triệu đồng.
Ảnh: Lao Động |
Vòng tay, tượng phật để bàn hay một số đồ phong thủy cũng được bày bán tại các gian hàng ở hội chợ.
Tác giả: Minh Hoa (t/h theo Dân Việt, Lao Động, Tri thức & Cuộc sống)
Nguồn tin: nguoiduatin.vn