Bố con một người dân ở Bến Tre bắt quả tang một tên trộm trong nhà mình vào ban đêm. Họ trói tên trộm lại, đánh và treo lên cây, đến sáng thì giao nộp cho Công an.
Hai bố con bị truy tố về tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và trải qua hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, người con bị tuyên mức án 6 tháng cải tạo không giam giữ. Điều đau lòng là trong quá trình bị điều tra và truy tố, xét xử, người cha đã uất ức treo cổ tự vẫn.
Vụ án này nhận được quan tâm từ nhiều phía và có nhiều ý kiến khác nhau về có tội hay không có tội, hành vi này có thuộc ý thức pháp luật của người dân không và nên khuyến khích hay triệt tiêu.
Ý kiến của luật sư cho rằng, nhiều tình tiết quan trọng trong vụ việc này đã bị bỏ qua như có mâu thuẫn lời khai về thời gian giữa nhân chứng, bị hại và bị cáo nhưng không được Tòa cho đối chất làm rõ. Một chi tiết thú vị về từ ngữ trong luật khá mơ hồ được đề cập đến là quy định, khi bắt được trộm thì phải giao ngay cho chính quyền mà không quy định cụ thể “ngay” là bao nhiêu.
Trong trường hợp đang đề cập này thì gia đình người bị trộm ở trên một hòn đảo giữa sông, đêm tối, họ không còn cách nào khác là phải giữ tên trộm lại và đã giữ thì buộc phải trói chứ còn có cách nào khác. Thực tế, đã xảy ra nhiều vụ trộm khi bị phát hiện đã đánh lại chủ nhà tìm cách thoát thân, có vụ gây án mạng lớn khiến nhiều người thiệt mạng.
Bắt trộm là một hành vi đáng hoan nghênh thì lại trở thành bị cáo.
Dư luận không đồng tình ở chỗ đó và thấy rõ việc áp dụng pháp luật trong vụ việc này có cái gì không ổn: Đã bắt kẻ phạm tội quả tang thì sao lại áp dụng được tội danh “Bắt giữ người trái pháp luật”?
Vì thế, hồ sơ vụ án này đang được Tòa Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh rút lên xem xét theo trình tự giám đốc thẩm. Hy vọng rằng phán quyết của Tòa án lần này “hóa giải” được các vấn đề pháp lý và đạo lý phát sinh trong vụ án này.
Hai bố con bị truy tố về tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và trải qua hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, người con bị tuyên mức án 6 tháng cải tạo không giam giữ. Điều đau lòng là trong quá trình bị điều tra và truy tố, xét xử, người cha đã uất ức treo cổ tự vẫn.
Vụ án này nhận được quan tâm từ nhiều phía và có nhiều ý kiến khác nhau về có tội hay không có tội, hành vi này có thuộc ý thức pháp luật của người dân không và nên khuyến khích hay triệt tiêu.
Ý kiến của luật sư cho rằng, nhiều tình tiết quan trọng trong vụ việc này đã bị bỏ qua như có mâu thuẫn lời khai về thời gian giữa nhân chứng, bị hại và bị cáo nhưng không được Tòa cho đối chất làm rõ. Một chi tiết thú vị về từ ngữ trong luật khá mơ hồ được đề cập đến là quy định, khi bắt được trộm thì phải giao ngay cho chính quyền mà không quy định cụ thể “ngay” là bao nhiêu.
Trong trường hợp đang đề cập này thì gia đình người bị trộm ở trên một hòn đảo giữa sông, đêm tối, họ không còn cách nào khác là phải giữ tên trộm lại và đã giữ thì buộc phải trói chứ còn có cách nào khác. Thực tế, đã xảy ra nhiều vụ trộm khi bị phát hiện đã đánh lại chủ nhà tìm cách thoát thân, có vụ gây án mạng lớn khiến nhiều người thiệt mạng.
Bắt trộm là một hành vi đáng hoan nghênh thì lại trở thành bị cáo.
Dư luận không đồng tình ở chỗ đó và thấy rõ việc áp dụng pháp luật trong vụ việc này có cái gì không ổn: Đã bắt kẻ phạm tội quả tang thì sao lại áp dụng được tội danh “Bắt giữ người trái pháp luật”?
Vì thế, hồ sơ vụ án này đang được Tòa Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh rút lên xem xét theo trình tự giám đốc thẩm. Hy vọng rằng phán quyết của Tòa án lần này “hóa giải” được các vấn đề pháp lý và đạo lý phát sinh trong vụ án này.
Tác giả bài viết: Nhị Ngọc
Nguồn tin: