Cuộc sống

Hóa ra người giàu ngày càng giàu nhờ 3 điều này, bảo sao sự nghèo khó không có cửa xuất hiện

3 thứ này chính là điều làm nên sự khác biệt giữa người giàu bền vững và người giàu trong chốc lát

“Người giàu tiêu tiền, chắc chẳng cần đắn đo” là suy nghĩ chung của phần lớn mọi người. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại. Chi tiền không cần nghĩ chỉ là thói quen của những người không biết quản lý tiền bạc, và với những người giàu bền vững, đó lại là điều tối kỵ, vì tất cả chúng ta đều biết: Để trở nên giàu có vốn đã là việc không dễ dàng, để duy trì sự giàu có lại là thách thức lớn hơn nữa.

Vậy đâu là điều tạo nên sự khác biệt giữa nhóm người giàu bền vững, và những người “giàu chớp nhoáng”? Câu trả lời thực chất lại không có gì cao siêu, toàn là những điều mà chúng ta - những người dù đã giàu hay chưa, đều từng nghe hoặc từng đọc ở đâu đó.

1 - Sống không phô trương

Đây chính là nhóm “người giàu bình dân”, là những người sở hữu khối tài sản lên tới hàng chục, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng, nhưng nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài của họ, không ai có thể đoán họ lại giàu có đến thế.

Ảnh minh họa

Kobayashi Yoshitaka - Một cựu nhân viên tại Cục thuế Nhật Bản từng chia sẻ rằng có những người giàu đến mức số tiền họ đóng thuế thậm chí, còn cao gấp 1,5 lần mức GDP bình quân đầu người của 1 quốc gia trong vòng 1 năm. Trong suốt hơn 30 năm làm việc tại Cục thuế Nhật Bản, Kobayashi Yoshitaka đã có cơ hội gặp gỡ hàng trăm người giàu có như vậy, và ông nhận ra một điểm chung của nhóm người giàu bền vững này chính là ăn vận rất giản dị, không hề phô trương sự giàu có của bản thân bằng đồ hiệu, hay trang sức đắt tiền.

"Những người thực sự giàu có mà tôi từng gặp dường như không có nhu cầu chứng minh hay khẳng định sự giàu có của họ thông qua những vật ngoài thân” - Kobayashi Yoshitaka chia sẻ.

2 - Ưu tiên đầu tư cho giáo dục

Đây là cách mà người giàu duy trì và phát triển sự giàu có qua nhiều thế hệ. Đầu tư vào giáo dục chính là chìa khóa duy nhất để hóa giải lời nguyền “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”.

Vua sòng bài Macau - Stanley Ho chính là một minh chứng điển hình cho lời khẳng định này. Ông từng nói: “Tôi có thể để lại cho thế hệ sau tất cả mọi thứ, ngoại trừ kiến thức. Kiến thức là thứ mà mỗi người phải tự mình học hỏi, trau dồi” .

Vì lẽ đó, Stanley Ho chỉ có một yêu cầu duy nhất với các con của ông: Phải chăm chỉ học tập. Với quan niệm học tập là điều quan trọng hơn tất cả mọi thứ, con trai của ông - Mario Ho, không chỉ thành công trên con đường học vấn, mà còn có thể làm giàu mà không cần dựa vào khối tàn sản của cha.

Năm 18 tuổi, nhờ thành tích học tập xuất sắc, Mario Ho nhận được học bổng vào 2 ngôi trường danh giá nhất thế giới: Đại học Oxford và MIT. Sau khi tốt nghiệp chương trình đại học, anh trở thành “người trẻ nhất trong lịch sử” nhận bằng thạc sĩ tài chính của MIT.

Công ty eSport do Mario Ho thành lập đã được niêm yết thành công trên thị trường chứng khoán Mỹ, đồng nghĩa với việc khối tàn sản mà anh sở hữu đã có một bước nhảy vọt.

Ảnh minh họa

Trong giới kinh doanh, có một câu nói kinh điển: Khởi nghiệp khó một, trụ được vững khó mười. Lời khẳng định này cũng không hề sai nếu đặt nó việc duy trì sự giàu có từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Với gia đình vua sòng bài Macau, dù cha kinh doanh một đằng, con khởi nghiệp một nẻo nhưng cả hai đều thành công. Tài sản của họ không những không bị hao hụt đi qua 1 thế hệ, mà còn nhân lên nhiều lần. Đây chính là minh chứng đanh thép, là lời giải thích hợp lý nhất cho việc tại sao người càng giàu, càng không bao giờ tiếc tiền đầu tư cho việc học của con cái.

3 - Không vì giàu có mà ngừng làm việc hay ngừng trau dồi tri thức

Một người ở độ tuổi 55, đang giữ chức Tổng Giám đốc của một tập đoàn tài chính từng chia sẻ với Kobayashi Yoshitaka rằng ông đang "du học từ xa" với một khóa học Quản trị nhân sự của 1 trường Đại học thuộc nhóm Ivy League (Nhóm 8 trường Đại học hàng đầu tại Mỹ).

"Ông ấy nói rằng lớp nhân sự mới quá trẻ, quá khác biệt so với thế hệ của ông hoặc những thế hệ nhân sự trước mà ông từng quản lý. Vì muốn hiểu một thế hệ nhân sự mà thậm chí bản thân không phải là người quản lý trực tiếp, ông ấy đã đi học, ở độ tuổi 55" - Kobayashi Yoshitaka kể.

Người giàu vẫn học và tiếp tục làm việc ngay cả khi khối tài sản hiện có của họ đã đủ dùng cho vài đời sau. Nói cách khác, họ không vì hiện tại giàu có mà trở nên lười biếng. Dù không còn quá trẻ, dù đã ở độ tuổi sắp nghỉ hưu, người giàu vẫn không ngừng nỗ lực để bắt kịp thời đại. Hơn ai hết, có lẽ, họ hiểu rằng ngừng học hỏi, ngừng làm việc cũng đồng nghĩa với ngừng phát triển, sự giàu có hay thịnh vượng sẽ vì thế mà giảm dần đi, không thể truyền lại cho đời con cháu.

Tác giả: Ngọc Linh

Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP