Vịnh Maya, Thái Lan
|
Được biết đến với làn nước màu ngọc lam trong vắt, cát trắng và những vách đá cao chót vót, vịnh Maya là địa điểm được chọn làm bối cảnh cho nhiều bộ phim nổi tiếng những năm 2000, như "The Beach", với sự tham gia của Leonardo DiCaprio.
Kể từ khi bộ phim được phát hành, Maya Bay đã phải gồng mình đón một lượng khách du lịch khổng lồ lên tới 5.000 khách mỗi ngày. Làn sóng du khách bất tận này đã "phá hủy nghiêm trọng" hệ thống sinh thái của vịnh, do đó Vịnh Maya cần thời gian để phục hồi.
Cục Công viên Quốc gia, Động vật hoang dã và Bảo tồn Thực vật (DNP) của Thái Lan tuyên bố rằng vịnh Maya sẽ đóng cửa vô thời hạn đối với khách du lịch.
Quốc đảo Seychelles, Ấn Độ Dương
|
Những năm gần đây Venice đang bị chìm dần xuống biển, và không có dấu hiệu dừng lại. Lũ lụt ngày càng nghiêm trọng trong những năm gần đây cũng góp phần làm biến mất Thành phố kênh rạch.
Trên thực tế, vào tháng 11 năm 2019, mực nước ở Venice đạt sáu feet hai inch, cao nhất trong hơn 50 năm. Thị trưởng thành phố cho biết, lũ lụt đặc biệt nghiêm trọng do biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính khiến Venice có nguy cơ bị đại dương nuốt trọn trong những năm tới.
Biển chết - thuộc biên giới Israel, và Jordan
|
Một kỳ quan thế giới khác là Biển Chết cũng đang đứng trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn.
Biển chết thuộc biên giới giữa bờ Tây, Israel, và Jordan trên thung lũng Jordan, có chiều dài 76 km, nơi sâu nhất 400m. Biển Chết còn là hồ chứa nước với độ mặn cao nhất thế giới tới 38% so với 2.5% của độ mặn thông thường. Chính bởi độ đậm đặc này khiến không sinh vật nào sống nổi và cái tên biển Chết cũng ra đời.
|
Những người sống xung quanh khu vực đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi sự thay đổi. Và đương nhiên, du lịch cũng chịu không ít ảnh hưởng.
Theo các chuyên gia, chừng nào các nước xung quanh vẫn tiếp tục sử dụng nước từ sông Jordan (nơi duy nhất Biển Chết lấy nước từ đó), biển có thể hoàn toàn biến mất trong tương lai gần.
Machu Picchu, Peru
|
Machu Picchu là một khu tàn tích của người Inca thời tiền Columbo ở độ cao 2.430m trên một quả núi có chóp nhọn.
Các tàn tích của đế chế Incan thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm, vượt xa giới hạn 2.500 khách ban đầu được UNESCO và Peru đặt ra.
Nhiều người tin rằng lượng du khách đến đây quá nhiều, cùng với lở đất và xói mòn tự nhiên, có thể khiến di tích sụp đổ trừ khi có nhiều quy định được đưa ra.
Cây Joshua, Công viên quốc gia Joshua Tree – Mỹ
|
Các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Riverside, phát hiện ra rằng nếu không có nỗ lực nào nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu, cây Joshua phải đối mặt với việc loại bỏ hoàn toàn trong khu vực vào cuối thế kỷ.
Tuy nhiên, thật không may, do hạn hán nghiêm trọng cây đang rất cần nước và có thể bị tuyệt chủng vào năm 2070, theo một nghiên cứu gần đây.
Kim tự tháp Ai Cập
|
Nước ngầm và nước thải dâng cao có thể khiến kim tự tháp Ai Cập sụp đổ.
Kim tự tháp Ai Cập và Nhân sư vĩ đại đang đối mặt với sự xói mòn do ô nhiễm. Cả nước ngầm và nước thải dâng cao đang làm suy yếu nền móng của chúng, và có những lo ngại rằng ô nhiễm cuối cùng có thể dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của các kim tự tháp này.
Thiên đường Maldives
|
Biến đổi khí hậu dẫn đến việc nóng lên toàn cầu đang ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều quốc gia, trong đó có Maldives. Những nơi này có nguy cơ bị xóa sổ nếu mực nước biển dâng cao.
Maldives, một quốc đảo ở Ấn Độ Dương, đang dần chìm xuống vì biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học dự đoán trong vòng 100 năm, nó sẽ bị ngập hoàn toàn.
Sông băng của Patagonia, Chile
|
Biến đổi khí hậu dẫn đến việc nóng lên toàn cầu đang ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều quốc gia, trong đó có Maldives. Những nơi này có nguy cơ bị xóa sổ nếu mực nước biển dâng cao.
Maldives, một quốc đảo ở Ấn Độ Dương, đang dần chìm xuống vì biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học dự đoán trong vòng 100 năm, nó sẽ bị ngập hoàn toàn.
Sông băng của Patagonia, Chile
|
Những dòng sông băng tại vùng Patagonia ở Chile tan chảy do biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến sự đa dạng sinh học, số lượng và chất lượng các loài sinh vật biển.
Sông băng của Patagonia là một trong những điểm thu hút khách du lịch đẹp nhất trên thế giới, nhưng lượng mưa ít hơn và nhiệt độ cao hơn đang khiến những kỳ quan này co lại.
Núi Kilimanjaro, Tanzania
|
Tuyết đẹp như tranh vẽ trên đỉnh Kilimanjaro ở Tanzania có thể không còn ở đó lâu nữa do ngọn núi đang co lại nhanh chóng. Giữa những năm 1912 và 2007, dải băng của Kilimanjaro đã bị thu hẹp với con số khổng lồ 85%.
Nguyên nhân được xác định do sự biến đổi khí hậu Trái đất nóng dần lên, nạn phá rừng, lượng mưa quá thấp đang là những nguyên nhân khiến lớp tuyết vĩnh cửu trên đỉnh núi cao nhất châu Phi Kilimanjaro đang tan chảy dần.
Rừng Amazon
|
Rừng mưa Amazon và các hệ sinh thái lớn khác rất có thể bị hủy hoại và biến mất một khi đạt đến điểm bùng phát.
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh, sử dụng dữ liệu thế giới thực để xác định tốc độ biến đổi của các hệ sinh thái quan trọng nhất và vượt qua giới hạn không thể quay trở lại.
Các nhà nghiên cứu nhận định một khi chạm đến điểm bùng phát đó, rừng mưa Amazon sẽ biến thành hệ sinh thái hoang mạc chỉ trong vòng 50 năm. Điều đó có nghĩa là ở đây sẽ có rất ít mưa, cây cỏ thưa thớt và đất trống.
Tác giả: Đức Huy
Nguồn tin: Báo Dân trí