► Xin đừng giết nốt cái Tết sót còn!
► Gộp Tết tây với Tết ta: Chúng ta chọn phát triển hay chỉ quanh quẩn với vài nước láng giềng?
► GS Võ Tòng Xuân: Chúng ta sẽ ăn Tết cổ truyền theo lịch dương như Nhật Bản
Quê hương là gì hở mẹ?
Thuở ấu thơ, khi nghe cô giáo dạy về hai tiếng “quê hương”, chúng tôi cứ ra rả đọc “Quê hương là gì hở mẹ. Mà cô giáo dạy phải yêu. Quê hương là gì hở mẹ. Ai đi xa cũng nhớ thật nhiều.”
Quê hương là gì, ngày ấy, tôi dám chắc chẳng cô cậu học trò cấp một nào thật sự hiểu. Chỉ thấy đơn giản, nơi nào mình sinh ra, lớn lên, có ông bà, mẹ cha, có hàng xóm láng giềng, có những gì gần gũi thân thuộc, nơi ấy là quê hương.
Dù quê mình nghèo lắm, nghèo đến nỗi miếng cơm dưa canh cà cũng là cả những nỗi nhọc nhằn. Nghèo đến nỗi tiếng mưa, tiếng nắng trở thành nguồn vui buồn của mẹ cha. Đêm nằm cạnh nghe tiếng mẹ thở dài, tiếng cha trở mình trằn trọc liệu năm nay ruộng đồng tốt tươi hay mất trắng.
Nghèo đến nỗi tuổi thơ qua cả mấy chục năm ròng, mỗi lần tất bật trở về vẫn đắng đót xót lòng khi nhìn những đôi bàn chân gầy guộc và rạn nứt bấm chặt xuống từng thớ đất mới lật trên đường cày. Nghèo đến nỗi giọt nước mắt rơi nửa chừng đậu lại trên đôi gò má nhăn nheo, không đủ sức mà rơi cho tròn giọt.
Nghèo là thế, cơ cực là thế, nhưng nếu được hỏi, có ai chọn cách chối bỏ cả ấu thơ, cội nguồn và gốc rễ để tự “tái sinh” mình ở một vùng đất an nhàn, câu trả lời, có lẽ là không.
► Gộp Tết tây với Tết ta: Chúng ta chọn phát triển hay chỉ quanh quẩn với vài nước láng giềng?
► GS Võ Tòng Xuân: Chúng ta sẽ ăn Tết cổ truyền theo lịch dương như Nhật Bản
Quê hương là gì hở mẹ?
Thuở ấu thơ, khi nghe cô giáo dạy về hai tiếng “quê hương”, chúng tôi cứ ra rả đọc “Quê hương là gì hở mẹ. Mà cô giáo dạy phải yêu. Quê hương là gì hở mẹ. Ai đi xa cũng nhớ thật nhiều.”
Quê hương là gì, ngày ấy, tôi dám chắc chẳng cô cậu học trò cấp một nào thật sự hiểu. Chỉ thấy đơn giản, nơi nào mình sinh ra, lớn lên, có ông bà, mẹ cha, có hàng xóm láng giềng, có những gì gần gũi thân thuộc, nơi ấy là quê hương.
Dù quê mình nghèo lắm, nghèo đến nỗi miếng cơm dưa canh cà cũng là cả những nỗi nhọc nhằn. Nghèo đến nỗi tiếng mưa, tiếng nắng trở thành nguồn vui buồn của mẹ cha. Đêm nằm cạnh nghe tiếng mẹ thở dài, tiếng cha trở mình trằn trọc liệu năm nay ruộng đồng tốt tươi hay mất trắng.
Nghèo đến nỗi tuổi thơ qua cả mấy chục năm ròng, mỗi lần tất bật trở về vẫn đắng đót xót lòng khi nhìn những đôi bàn chân gầy guộc và rạn nứt bấm chặt xuống từng thớ đất mới lật trên đường cày. Nghèo đến nỗi giọt nước mắt rơi nửa chừng đậu lại trên đôi gò má nhăn nheo, không đủ sức mà rơi cho tròn giọt.
Nghèo là thế, cơ cực là thế, nhưng nếu được hỏi, có ai chọn cách chối bỏ cả ấu thơ, cội nguồn và gốc rễ để tự “tái sinh” mình ở một vùng đất an nhàn, câu trả lời, có lẽ là không.
Mỗi lần nhắc đến quê hương, là thêm một lần trái tim mỗi người lỗi nhịp.
Còn nhớ, Vũ Bằng trong “Thương nhớ mười hai” từng da diết, dù có đi đâu, làm gì, vui đến bao nhiêu, nhưng “trong một buổi chiều trở gió kia, ngồi cúi xuống để hỏi chuyện tim mình…thấy nhớ Bắc Việt không biết bao nhiêu là nhớ. Càng nhớ như vậy, lại càng yêu…”.
Cái niềm thương day dứt, khóe mắt lúc nào cũng cay cay của người con xa quê, mùa nào nỗi nhớ ấy, đằng đẵng suốt mười hai, mỗi lần đọc lên, sao mà nặng lòng đến thế.
An My trong cuộc lưu lạc trên những chuyến tàu của “Và khi tro bụi”, chỉ miêu tả về mình bằng một câu ngắn ngủi “Tôi là cô gái đến từ một đất nước có chiến tranh”. Nhưng từ sâu thẳm của sự mơ hồ ngắn ngủi ấy, là nơi cô đã sinh ra và lớn lên.
Như lời đề tựa của tác giả khi mở đầu chuyến hành trình của cô gái này:
"Và khi tro bụi trở về
Trong thinh lặng đó, cận kề quê hương”
Mỗi lần nhắc đến quê hương, là thêm một lần trái tim mỗi người lỗi nhịp. Sự nhớ thương, da diết, bâng khuâng vẫn ở đó, chỉ chờ chạm đến là rung lên, là muốn vứt bỏ tất cả để trở về, ve vuốt cho dịu nỗi nhớ nhung.
Cung đường đẹp nhất, là đường về nhà
Tết này, nhìn bạn bè háo hức lên lịch cho những chuyến chinh phục bao cung đường, lòng tôi cũng thấy chộn rộn đến lạ. Họ nói về Đông Bắc, Tây Bắc, nói về các điểm cực nhất định phải đặt chân, về châu Á rợp trời anh đào, châu Âu xanh ngát cả mùa xuân… với ánh mắt lấp lánh khiến người bên cạnh cũng chỉ muốn xách ngay ba lô mà lên đường.
Có những người như vậy, đã mải miết suốt quãng thời gian đi học, rồi đi làm, thay bằng cuối tuần, cuối tháng trở về thăm cha mẹ, là hành trình trên những nơi mà họ kiêu hãnh gọi với nhau là “cung đường”. Và Tết, dịp nghỉ dài ngày nhất trong năm, càng là lý do thuyết phục để cầm trên tay một tấm bản đồ ở vùng đất mới, rong ruổi trên mọi nẻo đường.
Cung đường đẹp nhất, là đường về nhà, trở về với cái mùi ngai ngái của đất, cay xè của khói, nồng đượm của bánh chưng xanh, thơm đến ám ảnh của rượu tự cất, mùi của mẹ cha chắt chiu suốt mùa dài tần tảo…
Nhắc đến những nẻo đường xa lại nhớ, khi tôi còn nhỏ, có thời gian bố làm việc ở đơn vị cách nhà hơn 30km. Ngày ấy, chiếc xe đạp là phương tiện duy nhất để đi lại. Vậy mà ròng rã suốt nhiều tháng năm, trong ký ức tôi là hình ảnh bố tất tả ra khỏi nhà từ rất sớm, và trở về khi trời đã muộn.
Mùa đông cũng như mùa hè, chưa một ngày bố không trở về với gia đình vào bữa cơm chiều. Tôi còn nhớ, bố nói, con đường đi mãi thành quen, được trở về nhà, xa xôi đến mấy cũng trở thành gần gụi, đường khó đi đến mấy, cũng trở nên đẹp hơn.
Từ ấy cho đến mãi sau này, trong trí nhớ non nớt của tuổi thơ tôi vẫn là con đường đằng đẵng những vòng quay xe đạp, đi rồi lại trở về của bố, xa xôi nhường ấy.
Trưởng thành rồi đi học, đi làm xa nhà, tôi càng nhớ đến quay quắt hình ảnh của bố năm nào. Và dù bận rộn đến bao nhiêu, tôi cũng phải leo lên bằng được chuyến xe chật những người là người, để trở về.
Ngồi trên chiếc xe với cảnh vật quen đến từng cánh đồng, mái nhà lướt qua, bồi hồi nghĩ đến cảnh bố mẹ cứ đi ra đi vào ngóng đợi phía đầu ngõ, bữa cơm chiều nghi ngút khói tỏa ấm nồng, cái vẫy đuôi mừng rỡ của con cún suốt ngày rên ư ử ở góc sân… tôi mới nhận ra rằng, không phải Đông Bắc, Tây Bắc, không phải châu Á, châu Âu, không phải giữa xứ sở tuyết rơi trắng trời hay bạt ngàn những cánh rừng thẳm…cung đường đẹp nhất, là con đường trở về nhà.
Đó là cung đường trở về với cái mùi ngai ngái của đất, cay xè của khói, nồng đượm của bánh chưng xanh, thơm đến ám ảnh của rượu tự cất, mùi của mẹ cha chắt chiu suốt mùa dài tần tảo…
Đó là cung đường trở về với tiếng loa phát thanh thôn bật những bài hát mừng xuân reo vui từ 5h sáng, tiếng ông bà lục đục pha ấm chè nóng khi gà mới gáy, tiếng cha rổn rảng sau ụ thóc đầy, sau cành đào thắm, tiếng mẹ quét đi quét lại góc sân, xoèn xoẹt, xoèn xoẹt…và tiếng cười khanh khách của chính mình hồi năm nảo năm nào, sau manh áo mới…
Những ai may mắn còn mẹ cha, còn ông bà, còn những người ruột thịt, mới thấu hiểu hơn ai hết cái cảm giác trở về để đoàn tụ và sum vầy, trở về để sống giữa những ngọt bùi đong đầy từ thuở ấu thơ, trở về để thêm một lần được ngồi giữa mâm cơm đông đủ.
Ai biết được, năm sau, năm sau nữa, có khi nào những chiếc bát xếp ra trên mâm cứ vơi dần vì sự thiếu vắng người ông, người bà, người cha, người mẹ…Còn bao nhiêu cái Tết để thấy mình như ngày thơ bé, đủ đầy những tiếng mời cơm.
Hãy về nhà thôi, Tết của tình thân, đã gõ cửa ngoài kia rồi…
Tác giả bài viết: An Yên
Nguồn tin: