Trong khi đó, hơn 70% người dân ở thị xã đang phải sử dụng nguồn nước chưa hợp vệ sinh và hàng nghìn hộ phải mua nước với giá trên 30.000 đồng/m3. Ngoài ra, các khu công nghiệp Hoàng Mai, Đông Hồi đang hết sức cần nguồn nước sạch trong quá trình xây dựng phát triển.
Theo quyết định 501/QĐ.UBND-ĐTXD ngày 4/2/2015 của UBND tỉnh, đến quý I/2017, phải hoàn thành giai đoạn 1 của dự án “Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An công suất 80.000 m3/ngày đêm”. Thế nhưng thực tế, hiện hầu hết các hạng mục công trình gồm bể chứa, hệ thống ống dẫn nước, nhà điều hành, trạm bơm tăng áp… đều dở dang.
Đại diện Công ty TNHH cấp nước Hoàng Mai, ông Hoàng Thái Hào cho biết: Bể chứa số 1 của nhà máy nước đang gấp rút hoàn thành. Tuy nhiên, quá trình thi công 22 km đường ống cấp nước chính chưa thể kết nối, hiện còn trên 1,5 km nữa nhưng có tới 10 điểm vướng giải phóng mặt bằng, người dân chưa đồng ý cho thi công. Vấn đề này, công ty thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương thị xã và các phường, xã tiến hành các bước theo đúng trình tự, nhưng các hộ chưa đồng thuận. Một số điểm, chính quyền địa phương dự kiến sẽ tổ chức bảo vệ thi công.
Nhà máy nước Hoàng Mai được xây dựng tại vùng tiếp giáp xã Quỳnh Trang, (TX. Hoàng Mai) và xã Tân Thắng (Quỳnh Lưu), sử dụng nguồn nước tại hồ Vực Mấu. Tuyến ống cấp nước chính có điểm đầu từ khu vực của Nhà máy nước Hoàng Mai đến điểm cuối là Dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1. Giai đoạn I công suất dự kiến 30.000 m3 ngày/đêm, giai đoạn II nâng cấp lên 80.000 m3.
Toàn bộ hệ thống nước sạch Hoàng Mai có tổng mức đầu tư trên 900 tỷ đồng, do Công ty TNHH cấp nước Hoàng Mai làm chủ đầu tư, giai đoạn 1 chi phí cho dự án trên 400 tỷ đồng. Trong lần kiểm tra thực tế và làm việc với các sở, ban, ngành, huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai và các đơn vị liên quan vào tháng 6/2016, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thanh Điền đề nghị tiến độ là 30/7/2016, hệ thống cấp nước thị xã Hoàng Mai bắt đầu đi vào chạy thử, đi vào vận hành.
Để đẩy nhanh tiến độ, chủ đầu tư vào cuộc tích cực cùng chính quyền các cấp, ứng trước tiền thuê đất trên 20 tỷ đồng cho thị xã tổ chức giải phóng mặt bằng. Bên cạnh những vướng mắc nêu trên, hiện một số hộ chưa đồng tình với phương án đền bù, làm cho tiến độ dự án thêm chậm.
Đặc biệt, khu vực xây dựng trạm bơm tăng áp và nhà điều hành của công trình cấp nước trên địa bàn phường Quỳnh Dị (TX. Hoàng Mai) về mặt hồ sơ đã phê duyệt xong phương án chi trả đền bù thu hồi đất; nhưng trên thực tế, đến nay, các hộ dân chưa đồng ý với phương án của Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng thị xã.
Lý do người dân đưa ra là giá UBND tỉnh lập chi trả đền bù khu vực này là 75.000 đồng/m2, trong khi các dự án khác (cũng trên địa bàn Quỳnh Dị) đã chi trả 80.000 đồng/m2, thậm chí có dự án là 88.000 đồng/m2. Về vấn đề này, phường Quỳnh Dị đã tổ chức họp dân nhiều lần nhưng chưa tìm được tiếng nói chung.
Đến nay, Nhà máy nước Hoàng Mai đang hoàn thiện các khu vực bể xử lý, lắng lọc công nghệ của Nhật Bản; nhà điều hành; trạm bơm cấp 1; đường nội bộ; hệ thống điện. Chủ đầu tư cũng đã nhập về đủ hệ thống ống và phụ kiện bằng gang dẻo, hệ thống trụ đỡ, gối đỡ ống và thi công 20,5/22 km hệ thống ống cấp nước chính.
Qua trao đổi, ông Lê Quang Huy - Giám đốc Công ty TNHH cấp nước Hoàng Mai, cho biết: “Chúng tôi nhận thức việc đẩy nhanh hoàn thành dự án không chỉ có ý nghĩa cấp thiết cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt cho hàng vạn hộ dân thị xã Hoàng Mai và nước sản xuất cho các nhà máy tại KCN Đông Hồi, KCN Hoàng Mai; mà còn giúp chúng tôi nhanh chóng vận hành, khai thác công trình, quay vòng vốn đầu tư giai đoạn 2. Thế nhưng, khó khăn về giải phóng mặt bằng là điều làm chúng tôi luôn lo lắng. Công ty đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để nhanh chóng giải quyết những tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng hệ thống cấp nước sạch cho nhân dân thị xã”.
Ông Nguyễn Hữu Tuy - Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai cho biết thêm: “Dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho thị xã được xem là một trong những công trình cấp bách. Vì vậy, các ban, ngành và chính quyền các cấp lâu nay đã vào cuộc tích cực cùng tháo gỡ. Những điểm còn vướng trong giải phóng mặt bằng khối lượng không lớn, thị xã đang đôn đốc giải quyết. Về phía đơn vị chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ ở những khu vực không còn vướng mắc về mặt bằng và phối hợp chặt chẽ để triển khai các bước tiếp theo trong đấu nối các nhánh cấp nước cho người dân và các vùng trọng điểm”.
Theo quyết định 501/QĐ.UBND-ĐTXD ngày 4/2/2015 của UBND tỉnh, đến quý I/2017, phải hoàn thành giai đoạn 1 của dự án “Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An công suất 80.000 m3/ngày đêm”. Thế nhưng thực tế, hiện hầu hết các hạng mục công trình gồm bể chứa, hệ thống ống dẫn nước, nhà điều hành, trạm bơm tăng áp… đều dở dang.
Đại diện Công ty TNHH cấp nước Hoàng Mai, ông Hoàng Thái Hào cho biết: Bể chứa số 1 của nhà máy nước đang gấp rút hoàn thành. Tuy nhiên, quá trình thi công 22 km đường ống cấp nước chính chưa thể kết nối, hiện còn trên 1,5 km nữa nhưng có tới 10 điểm vướng giải phóng mặt bằng, người dân chưa đồng ý cho thi công. Vấn đề này, công ty thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương thị xã và các phường, xã tiến hành các bước theo đúng trình tự, nhưng các hộ chưa đồng thuận. Một số điểm, chính quyền địa phương dự kiến sẽ tổ chức bảo vệ thi công.
Nhà máy nước Hoàng Mai được xây dựng tại vùng tiếp giáp xã Quỳnh Trang, (TX. Hoàng Mai) và xã Tân Thắng (Quỳnh Lưu), sử dụng nguồn nước tại hồ Vực Mấu. Tuyến ống cấp nước chính có điểm đầu từ khu vực của Nhà máy nước Hoàng Mai đến điểm cuối là Dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1. Giai đoạn I công suất dự kiến 30.000 m3 ngày/đêm, giai đoạn II nâng cấp lên 80.000 m3.
Toàn bộ hệ thống nước sạch Hoàng Mai có tổng mức đầu tư trên 900 tỷ đồng, do Công ty TNHH cấp nước Hoàng Mai làm chủ đầu tư, giai đoạn 1 chi phí cho dự án trên 400 tỷ đồng. Trong lần kiểm tra thực tế và làm việc với các sở, ban, ngành, huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai và các đơn vị liên quan vào tháng 6/2016, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thanh Điền đề nghị tiến độ là 30/7/2016, hệ thống cấp nước thị xã Hoàng Mai bắt đầu đi vào chạy thử, đi vào vận hành.
Để đẩy nhanh tiến độ, chủ đầu tư vào cuộc tích cực cùng chính quyền các cấp, ứng trước tiền thuê đất trên 20 tỷ đồng cho thị xã tổ chức giải phóng mặt bằng. Bên cạnh những vướng mắc nêu trên, hiện một số hộ chưa đồng tình với phương án đền bù, làm cho tiến độ dự án thêm chậm.
Đặc biệt, khu vực xây dựng trạm bơm tăng áp và nhà điều hành của công trình cấp nước trên địa bàn phường Quỳnh Dị (TX. Hoàng Mai) về mặt hồ sơ đã phê duyệt xong phương án chi trả đền bù thu hồi đất; nhưng trên thực tế, đến nay, các hộ dân chưa đồng ý với phương án của Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng thị xã.
Lý do người dân đưa ra là giá UBND tỉnh lập chi trả đền bù khu vực này là 75.000 đồng/m2, trong khi các dự án khác (cũng trên địa bàn Quỳnh Dị) đã chi trả 80.000 đồng/m2, thậm chí có dự án là 88.000 đồng/m2. Về vấn đề này, phường Quỳnh Dị đã tổ chức họp dân nhiều lần nhưng chưa tìm được tiếng nói chung.
Đến nay, Nhà máy nước Hoàng Mai đang hoàn thiện các khu vực bể xử lý, lắng lọc công nghệ của Nhật Bản; nhà điều hành; trạm bơm cấp 1; đường nội bộ; hệ thống điện. Chủ đầu tư cũng đã nhập về đủ hệ thống ống và phụ kiện bằng gang dẻo, hệ thống trụ đỡ, gối đỡ ống và thi công 20,5/22 km hệ thống ống cấp nước chính.
Qua trao đổi, ông Lê Quang Huy - Giám đốc Công ty TNHH cấp nước Hoàng Mai, cho biết: “Chúng tôi nhận thức việc đẩy nhanh hoàn thành dự án không chỉ có ý nghĩa cấp thiết cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt cho hàng vạn hộ dân thị xã Hoàng Mai và nước sản xuất cho các nhà máy tại KCN Đông Hồi, KCN Hoàng Mai; mà còn giúp chúng tôi nhanh chóng vận hành, khai thác công trình, quay vòng vốn đầu tư giai đoạn 2. Thế nhưng, khó khăn về giải phóng mặt bằng là điều làm chúng tôi luôn lo lắng. Công ty đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để nhanh chóng giải quyết những tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng hệ thống cấp nước sạch cho nhân dân thị xã”.
Ông Nguyễn Hữu Tuy - Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai cho biết thêm: “Dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho thị xã được xem là một trong những công trình cấp bách. Vì vậy, các ban, ngành và chính quyền các cấp lâu nay đã vào cuộc tích cực cùng tháo gỡ. Những điểm còn vướng trong giải phóng mặt bằng khối lượng không lớn, thị xã đang đôn đốc giải quyết. Về phía đơn vị chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ ở những khu vực không còn vướng mắc về mặt bằng và phối hợp chặt chẽ để triển khai các bước tiếp theo trong đấu nối các nhánh cấp nước cho người dân và các vùng trọng điểm”.
Tác giả: Nguyên Sơn
Nguồn tin: Báo Nghệ An
Nguồn tin: Báo Nghệ An