Trong cuốn từ điển bất ngờ gây tranh cãi với định nghĩa về từ "nhà báo". |
Nguyễn Hữu Lâm Phú, sinh viên ngành Báo chí tại Hà Nội bức xúc chia sẻ: "Theo em thì định nghĩa như vậy dù là "nghĩa bóng" nhưng nó khá là phiến diện và chủ quan, gây hiểu lầm cho những người đọc là làm báo là vô không rồi nghề, thất nghiệp.
Em là một sinh viên ngành báo, em hiểu được trọng trách, những khó khăn mà nghề này mang lại. Chúng em phải học những kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao để có thể bước chân vào ngành báo.
Nguyễn Hữu Lâm Phú - Sinh viên ngành Báo chí tại Hà Nội |
Có một số người còn quy chụp rằng: "Nhỏ không học lớn làm nhà báo" khiến người học Báo rất buồn. Khoa Báo chí luôn là khoa lấy điểm đầu vào cao tại các trường khoa học xã hội. Để trở thành nhà báo theo đúng nghĩa của từ này, ngoài kiến thức trong nhà trường, các nhà báo phải nỗ lực tự học nâng cao, học trong thực tế rất nhiều. Nói như thế là phủ nhận học lực, khả năng, sự cống hiến của số đông người làm báo.
Nhà báo là người cung cấp thông tin cho chúng ta hàng ngày hàng giờ từ những thông tin về giao thông, chính trị, thiên tai, dịch bệnh, có người đã phải hy sinh bản thân để có một tư liệu tốt cho người đọc. Vậy nên, với cá nhân em nhà báo là một nghề cao cả phi thường, cần có bản lĩnh thì mới làm được."
Cùng suy nghĩ. Lê Hữu Thảo Nhung, sinh viên ngành Báo chí Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội hiểu phần nào sứ mệnh của 1 nhà báo, những kiến thức và kỹ năng mà một nhà báo thực thụ thường xuyên trau dồi.
"Định nghĩa về nhà báo đang gây bão mạng xã hội là cách nhìn không đúng về người làm báo chân chính. Tác giả đã có giải thích rằng đây là cuốn "Từ ngữ Nam Bộ", định nghĩa này được hiểu theo nghĩa bóng, là cách người vùng miền nói chuyện với nhau và nó sẽ có cách hiểu đúng hơn khi đặt vào ngữ cảnh khác.
Lê Hữu Thảo Nhung - Sinh viên ngành Báo chí Trường ĐH KHXH&NV |
Tuy nhiên, cách diễn đạt này vẫn sẽ gây ra rất nhiều hiểu lầm, nghĩa bóng mang tính tiêu cực như vậy cũng không nên đưa vào từ điển. Em nghĩ, bất kỳ người làm ngành nghề nào mang lại giá trị cho xã hội thì luôn đáng trân trọng. Đặc biệt, nhà báo là những người có sứ mệnh quan trọng trong việc mang lại thông tin, định hướng thông tin cho công chúng".
Hai năm học ngành Báo chí tại ĐH KHXH&NV Hà Nội, Lý Phương Anh hiểu hơn sức nặng của ngôn từ cũng như trách nhiệm và vai trò của một người làm báo, áp lực đối với nhà báo chân chính. "Ngành nghề nào cũng có thể có những "con sâu làm rầu nồi canh", gần đây vì một số cá nhân tiêu cực mà có không ít những lời chỉ trích hướng về các nhà báo nói chung. Vậy mà từ điển Nam Bộ còn đưa cụm từ “nhà báo” vào với lớp nghĩa như vậy càng để lại ấn tượng không tốt về người làm báo trong mắt công chúng, chẳng khác nào tiếp tay cho những chỉ trích và giễu nhại sai trái hướng về ngành Báo.
Lý Phương Anh - Sinh viên ngành Báo chí Trường ĐH KHXH&NV |
Chúng ta có rất nhiều nhà báo cách mạng hy sinh trong chiến tranh và đã và đang có nhiều nhà báo hy sinh quyền lợi cá nhân hàng ngày hàng giờ phản ánh hiện thực, cống hiến cho nghề, cho bạn đọc nói riêng, cho sự phát triển của xã hội, của đất nước nói chung. Những năm COVID-19, các nhà bào cũng là những chiến sỹ quên bản thân sẵn sàng xông vào điểm nóng dịch bệnh vì truyền thông sức khỏe cộng đồng. Chúng ta làm như vậy có xứng đáng với sự hi sinh của họ hay không?".
Trong cuốn “Từ điển từ ngữ Nam Bộ” do tác giả Huỳnh Công Tín biên soạn (được nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2007), định nghĩa nhà báo là những người không có công ăn việc làm, thất nghiệp, đang ăn bám vào gia đình khiến nhiều người bất ngờ. Cuốn từ điển này còn dẫn chứng: "Ra trường rồi ở nhà làm nhà báo chớ có làm được gì đâu". Tuy đã để chú thích từ "nhà báo" này mang nghĩa bóng, nhưng cách cuốn sách định nghĩa một nghề nghiệp bằng kiểu "nói vui" này gây ra tranh cãi. |
Tác giả: Trang Ly
Nguồn tin: baophapluat.vn