Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, đến ngày 16-10 đã có 24 người chết, 9 người mất tích; hơn 100.000 ngôi nhà bị ngập; gần 15.000 ha lúa, hoa màu, nuôi trồng thủy bị thiệt hại và vô số gia súc, gia cầm, vật dụng của dân bị cuốn trôi.
Không đau sao được khi chỉ trong phút chốc, người dân dải đất miền Trung vốn được xem là khúc ruột của cả nước phải lâm cảnh trắng tay vì tài sản đã bị cuốn chìm trong dòng nước lũ. Không đau sao được khi công sức bao năm chắt chiu, dành dụm chỉ một đêm lũ về thì nửa hạt gạo cũng chẳng còn.
“Chúng tôi đã thức trắng trên nóc nhà với nước trên đầu, nước dưới chân. Chưa bao giờ thấy nước dâng cao như vậy, nhà cửa tan tành hết rồi…” - những lời than như khóc của bao người dân quê nghèo các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh… giữa mênh mông biển nước tựa vết dao cứa lòng người.
Và còn nỗi đau nào hơn trước thông tin em Phạm Ngọc Hoàng (học sinh lớp 8B Trường THCS Nam Kim; huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) trên đường đi học về bị nước lũ cuốn trôi mất tích. Lũ dữ đã đặt dấu chấm hết những mơ ước đẹp nhất mà lẽ ra em phải nhận được.
Ba ngày qua, khi mở từng trang báo, trang mạng, nhìn thấy những con số thiệt hại về người và tài sản tăng lên, lòng người lại cảm thấy quá xót xa. Miền Trung tang thương, cả nước không ngủ. Những câu hỏi, những băn khoăn, day dứt cứ mãi lẩn quất trong tâm tưởng của mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này.
Miền Trung tan hoang vì lũ dữ, chợt nghĩ đến thảm trạng rừng thượng nguồn bị tàn phá khốc liệt từ nhiều năm qua. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ riêng Tây Nguyên, 30 năm qua, đã mất hơn 1,5 triệu ha rừng. Khủng khiếp hơn, từ năm 2010-2015, trữ lượng rừng của khu vực này giảm hơn 57 triệu m3. Nguyên nhân do lâm tặc tàn phá, kể cả chuyện “ăn rừng” của hệ thống thủy điện.
Những con số khô khốc vừa nêu là bằng chứng về lối hành xử tàn bạo của một bộ phận con người đối với thiên nhiên. Cho nên, theo cách nói của các chuyên gia khí tượng thủy văn thì lũ lụt dữ dội ở vùng hạ lưu chính là cái kết đau thương của tình trạng “lá phổi xanh - lá chắn thép” ở thượng nguồn bị tàn phá không thương tiếc, kéo theo sự biến đổi khí hậu khủng khiếp với những hậu quả khôn lường.
Tất nhiên, “gieo nhân nào thì gặt quả ấy” nhưng cái “nhân” bạc ác của những kẻ phá rừng lại khiến hàng triệu người dân lương thiện phải gánh chịu quả đắng như vậy quả là quá oan nghiệt.
Hơn lúc nào hết, cả nước đang hướng về miền Trung, sẵn sàng sẻ chia một phần khốn khó của đồng bào thân yêu. Miền Trung ơi! Hãy cố lên để vượt qua nỗi đau này!
Không đau sao được khi chỉ trong phút chốc, người dân dải đất miền Trung vốn được xem là khúc ruột của cả nước phải lâm cảnh trắng tay vì tài sản đã bị cuốn chìm trong dòng nước lũ. Không đau sao được khi công sức bao năm chắt chiu, dành dụm chỉ một đêm lũ về thì nửa hạt gạo cũng chẳng còn.
“Chúng tôi đã thức trắng trên nóc nhà với nước trên đầu, nước dưới chân. Chưa bao giờ thấy nước dâng cao như vậy, nhà cửa tan tành hết rồi…” - những lời than như khóc của bao người dân quê nghèo các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh… giữa mênh mông biển nước tựa vết dao cứa lòng người.
Và còn nỗi đau nào hơn trước thông tin em Phạm Ngọc Hoàng (học sinh lớp 8B Trường THCS Nam Kim; huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) trên đường đi học về bị nước lũ cuốn trôi mất tích. Lũ dữ đã đặt dấu chấm hết những mơ ước đẹp nhất mà lẽ ra em phải nhận được.
Ba ngày qua, khi mở từng trang báo, trang mạng, nhìn thấy những con số thiệt hại về người và tài sản tăng lên, lòng người lại cảm thấy quá xót xa. Miền Trung tang thương, cả nước không ngủ. Những câu hỏi, những băn khoăn, day dứt cứ mãi lẩn quất trong tâm tưởng của mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này.
Miền Trung tan hoang vì lũ dữ, chợt nghĩ đến thảm trạng rừng thượng nguồn bị tàn phá khốc liệt từ nhiều năm qua. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ riêng Tây Nguyên, 30 năm qua, đã mất hơn 1,5 triệu ha rừng. Khủng khiếp hơn, từ năm 2010-2015, trữ lượng rừng của khu vực này giảm hơn 57 triệu m3. Nguyên nhân do lâm tặc tàn phá, kể cả chuyện “ăn rừng” của hệ thống thủy điện.
Những con số khô khốc vừa nêu là bằng chứng về lối hành xử tàn bạo của một bộ phận con người đối với thiên nhiên. Cho nên, theo cách nói của các chuyên gia khí tượng thủy văn thì lũ lụt dữ dội ở vùng hạ lưu chính là cái kết đau thương của tình trạng “lá phổi xanh - lá chắn thép” ở thượng nguồn bị tàn phá không thương tiếc, kéo theo sự biến đổi khí hậu khủng khiếp với những hậu quả khôn lường.
Tất nhiên, “gieo nhân nào thì gặt quả ấy” nhưng cái “nhân” bạc ác của những kẻ phá rừng lại khiến hàng triệu người dân lương thiện phải gánh chịu quả đắng như vậy quả là quá oan nghiệt.
Hơn lúc nào hết, cả nước đang hướng về miền Trung, sẵn sàng sẻ chia một phần khốn khó của đồng bào thân yêu. Miền Trung ơi! Hãy cố lên để vượt qua nỗi đau này!
Tác giả bài viết: Lê Trường