Bạn cần biết

Các bước xử lý khi bị chó cắn để phòng tránh bệnh dại

Khi bị chó cắn, cần bình tĩnh thực hiện đúng các bước sơ cứu. Không dùng các loại thuốc Nam hoặc thuốc không rõ nguồn gốc đắp lên vết cắn. Người bị chó, mèo nghi bị dại cắn phải đi tiêm phòng sớm và đầy đủ.

Vệ sinh vết cắn

Sát trùng vết thương. Ảnh minh họa


- Tách quần/áo ra khỏi vị trí vết thương (hạn chế nước bọt của chó còn dính trên trang phục thấm vào vết thương).

- Rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh (nước ấm thì càng tốt).

- Dùng xà phòng, nước muối hay oxy già để sát trùng vết thương.

(Tuy nhiên, không nên chà sát quá mạnh kẻo tình trạng vết thương thêm nghiêm trọng).

Triệu chứng bệnh dại ở chó

- Nước dãi nhiều; Hung dữ khác thường; Giọng sủa khàn; Mắt đỏ bất thường

Kiểm tra vết thương

- Nếu chỉ là xước ngoài da, vết thương nhỏ, không chảy máu, hãy theo dõi tình trạng của con chó. Sau 15 ngày, nếu con chó vẫn sống khỏe mạnh, bạn không cần phải đến bệnh viện để tiêm phòng nữa.

Tuy nhiên, nếu rơi vào những trường hợp sau đây, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để tiêm phòng bệnh dại:

+ Vết cắn sâu trên 2cm và gần vùng đầu, cổ hoặc bộ phận sinh dục.

+ Sau 10 phút vết thương vẫn không ngừng chảy máu, bạn nên dùng miếng gạc y tế đặt lên vết cắn và băng bó lại rồi đến ngay bệnh viện. Lưu ý: Không băng vết thương quá chặt khiến máu khó lưu thông.

Cách phòng chống bệnh dại

- Hạn chế nuôi chó, mèo.

- Tiêm ngừa phòng dại đầy đủ cho thú cưng. Khi thấy chó hoặc mèo có dấu hiệu bị dại cần đưa đến trạm thú y để được tiêm phòng và chữa trị kịp thời.

- Khi nuôi phải thường xuyên giữ vệ sinh, tắm rửa cho thú cưng. Ngoài ra, khi dắt chó đi dạo bạn nên hạn chế để chó chạy rông và cần phải đeo rọ mõm.

- Khi bị chó cắn, cần bình tĩnh thực hiện các bước sơ cứu ở trên. Đặc biệt không dùng các loại thuốc Nam hoặc thuốc không rõ nguồn gốc đắp lên vết cắn. Người bị chó, mèo nghi bị dại cắn phải đi tiêm phòng sớm và đầy đủ.

Tác giả: Lê Hoa

Nguồn tin: Báo Nghệ An

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP