Tôi năm nay 34 tuổi, kết hôn được 5 năm. Gia đình chồng tôi là một gia đình cơ bản, gia giáo. Ông bà có 4 người con, 2 trai và 2 gái. Chồng tôi là con trai út trong nhà.
Anh là kỹ sư máy tính trong một cơ quan nhà nước còn tôi làm công việc phiên dịch trong một tổ chức nước ngoài. Chúng tôi lấy nhau sau 2 năm yêu thương mặn nồng.
Cưới nhau rồi cuộc sống của vợ chồng tôi vẫn vô cùng hạnh phúc, vui vẻ. Chúng tôi vẫn đi xem phim, cà phê, ăn uống, shopping (mua sắm) và dạo chơi cuối tuần như những đôi yêu nhau.
Mối quan hệ của tôi với bố mẹ chồng, anh em chồng cũng vô cùng tôi đẹp. Tôi không phụ thuộc về kinh tế, cũng không nhờ vả bất cứ thứ gì. Tôi còn hay mua quà cho cả gia đình vì tôi thường xuyên đi công tác ở nhiều nước trên thế giới.
Trong khi đó, mấy cô bạn thân của tôi, giỏi giang hơn tôi nhưng lấy chồng rồi sinh con thì khổ đủ điều. Đứa thì nhờ bố mẹ chồng trông con nên mâu thuẫn nảy sinh, mẹ muốn nuôi con theo ý mẹ, bà muốn chăm cháu theo ý bà. Đứa thuê osin thì thay năm lần bảy lượt vẫn không kiếm được người như ý muốn đành đầu bù tóc rối ở nhà chăm con.
Một đứa khác, có mẹ đẻ đến chăm cháu nhưng ở được một thời gian thì nảy sinh mâu thuẫn giữa con rể và mẹ vợ. Thành ra cuối cùng, mẹ con giận dỗi, chồng không bước chân về quê vợ, mẹ vợ cũng không bước chân đến nhà con rể.
Tôi nhìn thấy những tấm gương đó mà sợ. Tôi nghĩ, có một đứa con cũng sẽ vui nhưng bù vào niềm vui ấy là sự vất vả, khổ cực trăm bề.
Đầu tiên là sự nghiệp của tôi sẽ phải chững lại ít nhất 5 năm. Thời gian đó, tôi khó lòng lòng mà bỏ con ở nhà để đi công tác hàng tuần liền như công việc hiện tại. Hết giờ làm việc tôi phải về nhà. Sẽ vô cùng khó để tôi bỏ con mà đi nghe nhạc, xem phim, spa (làm đẹp) hay đi du lịch theo đam mê của mình.
Tiếp đến, nuôi một đứa trẻ là không hề đơn giản từ chuyện cho con ăn, cho con tắm, cho con đi vệ sinh… Sau đó là việc dạy dỗ, dạy con làm người, dạy con học hành… Thật sự không hề đơn giản. Có thể mọi người sẽ chép miệng mà rằng: "Cứ sinh con đi, khắc nuôi được". Tôi lại quan niệm, nuôi con thành người mới khó. Chứ chỉ nuôi cho lớn, cho ăn cho học bình thường thì đúng là không khó thật.
Thêm vào đó, xã hội chúng ta vẫn quan niệm: “Con hư tại mẹ”. Tức là, cho dù tôi có dốc toàn tâm, toàn lực, hy sinh mọi thứ vì con nhưng đứa con không ngoan thì lỗi vẫn là của tôi.
Như thế thì quá khổ, tôi không chấp nhận sự khổ cực ấy. Thế nên tôi quyết định không mang thai. Tôi tìm mọi cách để tránh thai. Ban đầu, tôi nói thẳng với chồng rằng tôi không muốn có con tuy nhiên anh phản đối quá mạnh mẽ. Cuối cùng, tôi phải tránh thai một cách bí mật.
5 năm sau, không thấy tôi có con, anh trở nên cục cằn thô lỗ với tôi. Bố mẹ anh cũng trở nên căng thẳng với tôi rất nhiều. Họ liên tục bắt tôi phải từ bỏ các biện pháp tránh thai. Tôi không làm thì cả nhà quay lưng. Năm lần bảy lượt, họ dọa cưới vợ mới cho chồng tôi.
Tôi nghĩ, những hành động đó chứng tỏ, họ quá ích kỷ và không hề yêu thương tôi như tôi vẫn nghĩ. Họ chỉ coi tôi là công cụ để giúp họ phát triển dòng giống gia đình. Ngoài ra, họ không hề quan tâm đến cuộc sống của tôi.
Vì thế, tôi đã đồng ý để ly hôn. Dù sao, cuộc sống của tôi vẫn quan trọng hơn mọi thứ khác. Cuộc sống vốn chẳng là bao. Tại sao cứ phải rước khổ nhọc vào người. Ở các nước như Mỹ, Nhật... họ cũng có muốn sinh nhiều con đâu. Có ai đồng quan điểm với tôi không?
Anh là kỹ sư máy tính trong một cơ quan nhà nước còn tôi làm công việc phiên dịch trong một tổ chức nước ngoài. Chúng tôi lấy nhau sau 2 năm yêu thương mặn nồng.
Cưới nhau rồi cuộc sống của vợ chồng tôi vẫn vô cùng hạnh phúc, vui vẻ. Chúng tôi vẫn đi xem phim, cà phê, ăn uống, shopping (mua sắm) và dạo chơi cuối tuần như những đôi yêu nhau.
Mối quan hệ của tôi với bố mẹ chồng, anh em chồng cũng vô cùng tôi đẹp. Tôi không phụ thuộc về kinh tế, cũng không nhờ vả bất cứ thứ gì. Tôi còn hay mua quà cho cả gia đình vì tôi thường xuyên đi công tác ở nhiều nước trên thế giới.
Trong khi đó, mấy cô bạn thân của tôi, giỏi giang hơn tôi nhưng lấy chồng rồi sinh con thì khổ đủ điều. Đứa thì nhờ bố mẹ chồng trông con nên mâu thuẫn nảy sinh, mẹ muốn nuôi con theo ý mẹ, bà muốn chăm cháu theo ý bà. Đứa thuê osin thì thay năm lần bảy lượt vẫn không kiếm được người như ý muốn đành đầu bù tóc rối ở nhà chăm con.
Một đứa khác, có mẹ đẻ đến chăm cháu nhưng ở được một thời gian thì nảy sinh mâu thuẫn giữa con rể và mẹ vợ. Thành ra cuối cùng, mẹ con giận dỗi, chồng không bước chân về quê vợ, mẹ vợ cũng không bước chân đến nhà con rể.
Tôi nhìn thấy những tấm gương đó mà sợ. Tôi nghĩ, có một đứa con cũng sẽ vui nhưng bù vào niềm vui ấy là sự vất vả, khổ cực trăm bề.
Đầu tiên là sự nghiệp của tôi sẽ phải chững lại ít nhất 5 năm. Thời gian đó, tôi khó lòng lòng mà bỏ con ở nhà để đi công tác hàng tuần liền như công việc hiện tại. Hết giờ làm việc tôi phải về nhà. Sẽ vô cùng khó để tôi bỏ con mà đi nghe nhạc, xem phim, spa (làm đẹp) hay đi du lịch theo đam mê của mình.
Tiếp đến, nuôi một đứa trẻ là không hề đơn giản từ chuyện cho con ăn, cho con tắm, cho con đi vệ sinh… Sau đó là việc dạy dỗ, dạy con làm người, dạy con học hành… Thật sự không hề đơn giản. Có thể mọi người sẽ chép miệng mà rằng: "Cứ sinh con đi, khắc nuôi được". Tôi lại quan niệm, nuôi con thành người mới khó. Chứ chỉ nuôi cho lớn, cho ăn cho học bình thường thì đúng là không khó thật.
Thêm vào đó, xã hội chúng ta vẫn quan niệm: “Con hư tại mẹ”. Tức là, cho dù tôi có dốc toàn tâm, toàn lực, hy sinh mọi thứ vì con nhưng đứa con không ngoan thì lỗi vẫn là của tôi.
Như thế thì quá khổ, tôi không chấp nhận sự khổ cực ấy. Thế nên tôi quyết định không mang thai. Tôi tìm mọi cách để tránh thai. Ban đầu, tôi nói thẳng với chồng rằng tôi không muốn có con tuy nhiên anh phản đối quá mạnh mẽ. Cuối cùng, tôi phải tránh thai một cách bí mật.
5 năm sau, không thấy tôi có con, anh trở nên cục cằn thô lỗ với tôi. Bố mẹ anh cũng trở nên căng thẳng với tôi rất nhiều. Họ liên tục bắt tôi phải từ bỏ các biện pháp tránh thai. Tôi không làm thì cả nhà quay lưng. Năm lần bảy lượt, họ dọa cưới vợ mới cho chồng tôi.
Tôi nghĩ, những hành động đó chứng tỏ, họ quá ích kỷ và không hề yêu thương tôi như tôi vẫn nghĩ. Họ chỉ coi tôi là công cụ để giúp họ phát triển dòng giống gia đình. Ngoài ra, họ không hề quan tâm đến cuộc sống của tôi.
Vì thế, tôi đã đồng ý để ly hôn. Dù sao, cuộc sống của tôi vẫn quan trọng hơn mọi thứ khác. Cuộc sống vốn chẳng là bao. Tại sao cứ phải rước khổ nhọc vào người. Ở các nước như Mỹ, Nhật... họ cũng có muốn sinh nhiều con đâu. Có ai đồng quan điểm với tôi không?
Tác giả bài viết: Bích Thủy(Hà Nội)
Nguồn tin: