Theo People’s Daily, các chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng “tìm vợ” chủ yếu là do mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc, bắt đầu từ những năm 1980.
“Tỷ lệ mất cân bằng giới tính kéo dài gần 30 năm qua dẫn đến việc dư thừa 30 triệu đàn ông trong độ tuổi kết hôn trong 30 năm tới”, Zhai Zhenwu, giáo sư nghiên cứu dân số của Đại học Nhân dân tại Bắc Kinh, cho hay.
Đàn ông ế vợ gặp thế khó
Số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết tính đến cuối năm 2015, Trung Quốc đại lục có 704 triệu công dân nam và 670 công dân nữ. Trung bình cứ 114 bé trai được sinh ra thì có 100 bé gái. Trong khi tỷ lệ này trên thế giới là 103 - 107.
Ngoài ra, tỷ lệ nam nữ độc thân của thế hệ 8x là 136 nam thanh niên độc thân so với 100 nữ thanh niên chưa chồng, và con số của thế hệ 7x lên đến 207 nam giới chưa vợ so với 100 nữ giới không lấy chồng.
Zhai cho rằng chênh lệch giới tính là do tâm lý muốn sinh con trai của người Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc lựa chọn giới tính thai nhi trước khi sinh khiến nhiều bậc cha mẹ có thể phá thai theo ý muốn.
Bước sang thế kỷ 21, tỷ lệ mất cân bằng giới tính ở một số tỉnh của Trung Quốc tăng vọt, khi cứ 130 bé trai mới có 100 bé gái.
“Trừ khi tất cả những anh chàng độc thân chấp nhận lấy phụ nữ hơn tuổi, nếu không 30 triệu đàn ông sẽ không tìm được vợ”, giáo sư Zhai dự đoán. Nếu tỷ lệ sinh ở Trung Quốc tăng chậm hơn sự kiến, số lượng đàn ông độc thân thậm chí sẽ còn cao hơn.
Theo Wang Guangzhou, chuyên gia của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, tính đến nay, khoảng 4% đàn ông trong độ tuổi từ 35 đến 59 không kết hôn, trong khi chỉ 0,4% phụ nữ cùng độ tuổi sống trong tình trạng độc thân.
Lu Yilong, giáo sư nghiên cứu xã hội học và dân số của Đại học Nhân dân, cho rằng phân biệt giới tính có thể khuyến khích hành vi buôn bán phụ nữ, tội phạm tình dục và các vấn đề xã hội khác.
Về lâu dài, việc dân số nữ suy giảm và tỷ lệ sinh thấp có thể dẫn tới hậu quả suy giảm nhân lực lao động và già hóa dân số Trung Quốc. Bên cạnh đó, mất cân bằng giới tính có thể khiến nữ giới phải đối mặt với sự phân biệt ngày càng lớn trong công việc.
Tháng 11/2002, việc lựa chọn giới tính thai nhi chính thức bị cấm ở Trung Quốc. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này gặp nhiều khó khăn do còn nhiều lỗ hổng.
Theo mục tiêu đề ra trong Kế hoạch Quốc gia về Phát triển dân số (2016 – 2030), đến năm 2030, tỷ lệ trẻ nam và nữ sẽ là 107 - 100. Như vậy, Trung Quốc cần 13 năm nữa để điều chỉnh tỷ lệ này về mức tương đối cân bằng. Sau đó, nước này mới bắt đầu "giải quyết" tình trạng nam giới ế vợ của 3 thập kỷ trước trong 13 năm tới.
Nhận thức về bình đẳng giới ở Trung Quốc vẫn chưa cao. Ông Zhai cho hay quan niệm thiên vị con trai chỉ có thể được thay đổi cùng với đô thị hóa, công nghiệp hóa và giáo dục.
“Chúng ta cần giáo dục cho thế hệ tương lai và tạo điều kiện cho bình đẳng giới phát triển. Cuộc khủng hoảng nói trên sẽ không được giải quyết cho đến khi những quan niệm về chuyện sinh con thay đổi".
Khi phụ nữ ngày càng có giá
Đàn ông khó kiếm vợ trở thành cơ hội kinh doanh của nhiều công ty mai mối. Nhiều đàn ông Trung Quốc sẵn sàng chi tiền cho các dịch vụ tư vấn tâm lý và làm đẹp với mong muốn tìm được bạn gái.
Để tránh sự dò hỏi từ gia đình, một số còn thuê bạn giá “giả”. Chi phí cho dịch vụ này lên tới 1.500 USD/ngày. Nhu cầu “thuê” bạn gái ngày càng gia tăng tại Trung Quốc, nhiều công ty trong lĩnh vực này ăn nên làm ra.
Người Trung Quốc vẫn bị ràng buộc bởi những quan niệm cổ hủ về vai trò của đàn ông trong gia đình.
“Nếu đàn ông muốn cưới vợ, mẹ vợ tương lai sẽ yêu cầu anh ta phải có nhà riêng trước khi kết hôn. Đó là lý do khiến giá nhà đất tại Trung Quốc tăng chóng mặt trong những năm gần đây”, anh Hong Yang chia sẻ.
Các cô gái có xu hướng lấy chồng lớn tuổi nhằm đảm bảo tài chính cho cuộc sống gia đình. Nhiều chàng trai trẻ lấy vợ muộn vì không thể đáp ứng yêu cầu của gia đình nhà gái.
Áp lực không chỉ đè nặng lên đôi vai của những người đàn ông độc thân mà còn với bố mẹ của họ. Phụ huynh Trung Quốc quan niệm phải chịu trách nhiệm trong việc giúp đỡ con cái lập gia đình, vì vậy họ luôn sốt sắng giúp con trai tìm vợ.
Những cuộc hẹn hò chớp nhoáng do cha mẹ sắp đặt khiến nhiều thanh niên chịu sức ép lớn về mặt tâm lý. Họ càng tiến gần đến tuổi 30, gia đình càng chịu nhiều sức ép.
“Chợ hôn nhân” mọc lên như nấm. Tại đây, các bậc cha mẹ cung cấp thông tin về thu nhập, trình độ giáo dục và tính cách của con trai để tìm vợ cho chúng. Theo BBC, họ vẫn chưa tìm được người ưng ý dù thường xuyên đến đây trong nhiều năm qua.
“Tỷ lệ mất cân bằng giới tính kéo dài gần 30 năm qua dẫn đến việc dư thừa 30 triệu đàn ông trong độ tuổi kết hôn trong 30 năm tới”, Zhai Zhenwu, giáo sư nghiên cứu dân số của Đại học Nhân dân tại Bắc Kinh, cho hay.
Đàn ông ế vợ gặp thế khó
Số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết tính đến cuối năm 2015, Trung Quốc đại lục có 704 triệu công dân nam và 670 công dân nữ. Trung bình cứ 114 bé trai được sinh ra thì có 100 bé gái. Trong khi tỷ lệ này trên thế giới là 103 - 107.
Ngoài ra, tỷ lệ nam nữ độc thân của thế hệ 8x là 136 nam thanh niên độc thân so với 100 nữ thanh niên chưa chồng, và con số của thế hệ 7x lên đến 207 nam giới chưa vợ so với 100 nữ giới không lấy chồng.
Zhai cho rằng chênh lệch giới tính là do tâm lý muốn sinh con trai của người Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc lựa chọn giới tính thai nhi trước khi sinh khiến nhiều bậc cha mẹ có thể phá thai theo ý muốn.
Bước sang thế kỷ 21, tỷ lệ mất cân bằng giới tính ở một số tỉnh của Trung Quốc tăng vọt, khi cứ 130 bé trai mới có 100 bé gái.
“Trừ khi tất cả những anh chàng độc thân chấp nhận lấy phụ nữ hơn tuổi, nếu không 30 triệu đàn ông sẽ không tìm được vợ”, giáo sư Zhai dự đoán. Nếu tỷ lệ sinh ở Trung Quốc tăng chậm hơn sự kiến, số lượng đàn ông độc thân thậm chí sẽ còn cao hơn.
Theo Wang Guangzhou, chuyên gia của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, tính đến nay, khoảng 4% đàn ông trong độ tuổi từ 35 đến 59 không kết hôn, trong khi chỉ 0,4% phụ nữ cùng độ tuổi sống trong tình trạng độc thân.
Lu Yilong, giáo sư nghiên cứu xã hội học và dân số của Đại học Nhân dân, cho rằng phân biệt giới tính có thể khuyến khích hành vi buôn bán phụ nữ, tội phạm tình dục và các vấn đề xã hội khác.
Về lâu dài, việc dân số nữ suy giảm và tỷ lệ sinh thấp có thể dẫn tới hậu quả suy giảm nhân lực lao động và già hóa dân số Trung Quốc. Bên cạnh đó, mất cân bằng giới tính có thể khiến nữ giới phải đối mặt với sự phân biệt ngày càng lớn trong công việc.
Tháng 11/2002, việc lựa chọn giới tính thai nhi chính thức bị cấm ở Trung Quốc. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này gặp nhiều khó khăn do còn nhiều lỗ hổng.
Theo mục tiêu đề ra trong Kế hoạch Quốc gia về Phát triển dân số (2016 – 2030), đến năm 2030, tỷ lệ trẻ nam và nữ sẽ là 107 - 100. Như vậy, Trung Quốc cần 13 năm nữa để điều chỉnh tỷ lệ này về mức tương đối cân bằng. Sau đó, nước này mới bắt đầu "giải quyết" tình trạng nam giới ế vợ của 3 thập kỷ trước trong 13 năm tới.
Nhận thức về bình đẳng giới ở Trung Quốc vẫn chưa cao. Ông Zhai cho hay quan niệm thiên vị con trai chỉ có thể được thay đổi cùng với đô thị hóa, công nghiệp hóa và giáo dục.
“Chúng ta cần giáo dục cho thế hệ tương lai và tạo điều kiện cho bình đẳng giới phát triển. Cuộc khủng hoảng nói trên sẽ không được giải quyết cho đến khi những quan niệm về chuyện sinh con thay đổi".
Khi phụ nữ ngày càng có giá
Đàn ông khó kiếm vợ trở thành cơ hội kinh doanh của nhiều công ty mai mối. Nhiều đàn ông Trung Quốc sẵn sàng chi tiền cho các dịch vụ tư vấn tâm lý và làm đẹp với mong muốn tìm được bạn gái.
Để tránh sự dò hỏi từ gia đình, một số còn thuê bạn giá “giả”. Chi phí cho dịch vụ này lên tới 1.500 USD/ngày. Nhu cầu “thuê” bạn gái ngày càng gia tăng tại Trung Quốc, nhiều công ty trong lĩnh vực này ăn nên làm ra.
Người Trung Quốc vẫn bị ràng buộc bởi những quan niệm cổ hủ về vai trò của đàn ông trong gia đình.
“Nếu đàn ông muốn cưới vợ, mẹ vợ tương lai sẽ yêu cầu anh ta phải có nhà riêng trước khi kết hôn. Đó là lý do khiến giá nhà đất tại Trung Quốc tăng chóng mặt trong những năm gần đây”, anh Hong Yang chia sẻ.
Các cô gái có xu hướng lấy chồng lớn tuổi nhằm đảm bảo tài chính cho cuộc sống gia đình. Nhiều chàng trai trẻ lấy vợ muộn vì không thể đáp ứng yêu cầu của gia đình nhà gái.
Áp lực không chỉ đè nặng lên đôi vai của những người đàn ông độc thân mà còn với bố mẹ của họ. Phụ huynh Trung Quốc quan niệm phải chịu trách nhiệm trong việc giúp đỡ con cái lập gia đình, vì vậy họ luôn sốt sắng giúp con trai tìm vợ.
Những cuộc hẹn hò chớp nhoáng do cha mẹ sắp đặt khiến nhiều thanh niên chịu sức ép lớn về mặt tâm lý. Họ càng tiến gần đến tuổi 30, gia đình càng chịu nhiều sức ép.
“Chợ hôn nhân” mọc lên như nấm. Tại đây, các bậc cha mẹ cung cấp thông tin về thu nhập, trình độ giáo dục và tính cách của con trai để tìm vợ cho chúng. Theo BBC, họ vẫn chưa tìm được người ưng ý dù thường xuyên đến đây trong nhiều năm qua.
Tác giả bài viết: Thế Long - Mai Anh
Nguồn tin: