Hình ảnh vệ tinh do Airbus Quốc phòng và Không gian chụp ngày 10/7 cho thấy, các xe mang phóng và radar của hệ thống phòng không tầm xa HQ-9 triển khai dọc bờ biển đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang được chuyển đi.
Trước đó, ảnh chụp ngày 8/7 cho thấy, hầu hết xe mang phóng và radar được che chắn bằng lưới ngụy trang bố trí dọc theo bờ biển. Một ngày sau đó, các thành phần của HQ-9 đã được chuyển đến gần với nơi bố trí hệ thống radar trinh sát Type-305A.
Đến ngày 10/7, hình ảnh ghi nhận các thành phần của HQ-9 được tập kết gần cầu cảng phía nam đảo Phú Lâm. Một tàu đổ bộ Type-072A neo tại cảng nhiều khả năng để chở các thành phần của HQ-9 về đất liền.
Trang quốc phòng Jane’s Defence Weekly nhận định, hệ thống HQ-9 có thể được đưa về đất liền để bảo trì sau thời gian triển khai trái phép từ đầu tháng 2 do trên đảo không có nơi lưu trú cho tên lửa.
Việc rút hệ thống HQ-9 trùng với thời điểm kết thúc cuộc tập trận lớn trên Biển Đông ngay trước phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ Philippines kiện Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Hệ thống phòng không HQ-9 có tầm bắn tối đa tới 200 km và việc Trung Quốc triển khai trái phép hệ thống phòng không này gây mất ổn định và đe dọa an ninh trên Biển Đông. Không dừng lại ở đó, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh còn điều máy bay tiêm kích J-11, tên lửa chống hạm tầm xa tới hòn đảo này.
Vị trí đảo Phú Lâm trên Biển Đông. Đồ hoạ: Economist
Đầu năm nay, Trung Quốc đã ngang nhiên triển khai trái phép hệ thống phòng không HQ-9 trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc chiếm đóng hòn đảo này trái phép từ năm 1974 và ngang ngược lập ra cái gọi là "thành phố Tam Sa" tại đây.
Trước những hành động phi pháp của Trung Quốc, Việt Nam nhiều lần khẳng định, chủ quyền không thể chối cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hồi tháng 2 nhấn mạnh Việt Nam hết sức quan ngại về hành động triển khai tên lửa và máy bay chiến đấu của Trung Quốc.
"Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông", người phát ngôn nhấn mạnh. Ông Lê Hải Bình cũng cho biết, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó.
Trước đó, ảnh chụp ngày 8/7 cho thấy, hầu hết xe mang phóng và radar được che chắn bằng lưới ngụy trang bố trí dọc theo bờ biển. Một ngày sau đó, các thành phần của HQ-9 đã được chuyển đến gần với nơi bố trí hệ thống radar trinh sát Type-305A.
Đến ngày 10/7, hình ảnh ghi nhận các thành phần của HQ-9 được tập kết gần cầu cảng phía nam đảo Phú Lâm. Một tàu đổ bộ Type-072A neo tại cảng nhiều khả năng để chở các thành phần của HQ-9 về đất liền.
So sánh ảnh vệ tinh chụp ngày 8 và 10/7 cho thấy hệ thống tên lửa HQ-9 đã được rút đi. Ảnh: Airbus Quốc phòng và Không gian
Trang quốc phòng Jane’s Defence Weekly nhận định, hệ thống HQ-9 có thể được đưa về đất liền để bảo trì sau thời gian triển khai trái phép từ đầu tháng 2 do trên đảo không có nơi lưu trú cho tên lửa.
Việc rút hệ thống HQ-9 trùng với thời điểm kết thúc cuộc tập trận lớn trên Biển Đông ngay trước phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ Philippines kiện Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Hệ thống phòng không HQ-9 có tầm bắn tối đa tới 200 km và việc Trung Quốc triển khai trái phép hệ thống phòng không này gây mất ổn định và đe dọa an ninh trên Biển Đông. Không dừng lại ở đó, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh còn điều máy bay tiêm kích J-11, tên lửa chống hạm tầm xa tới hòn đảo này.
Vị trí đảo Phú Lâm trên Biển Đông. Đồ hoạ: Economist
Đầu năm nay, Trung Quốc đã ngang nhiên triển khai trái phép hệ thống phòng không HQ-9 trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc chiếm đóng hòn đảo này trái phép từ năm 1974 và ngang ngược lập ra cái gọi là "thành phố Tam Sa" tại đây.
Trước những hành động phi pháp của Trung Quốc, Việt Nam nhiều lần khẳng định, chủ quyền không thể chối cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hồi tháng 2 nhấn mạnh Việt Nam hết sức quan ngại về hành động triển khai tên lửa và máy bay chiến đấu của Trung Quốc.
"Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông", người phát ngôn nhấn mạnh. Ông Lê Hải Bình cũng cho biết, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó.
Tác giả bài viết: Quốc Việt
Nguồn tin: