Sau sự việc 24 người bị phơi nhiễm HIV khi cứu người bị tai nạn giao thông (trong đó có 1 trường hợp nhiễm HIV đã tử vong), rất nhiều người đã đặt ra những câu hỏi như: Phơi nhiễm HIV là gì? Khi tiếp xúc với người nhiễm HIV cần phải làm gì? Nếu nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV thì phải xử lý như thế nào?...
Để trả lời câu hỏi trên, BS Nguyễn Hải Hà – khoa Nội (Bệnh viện 09 Hà Nội) cho biết, thực chất phơi nhiễm HIV chỉ là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu, mô hay các dịch cơ thể của người nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.
Đối với những trường hợp nghi ngờ phơi nhiễm HIV, việc đầu tiên cần làm là tiến hành các xét nghiệm cần thiết theo quy định, đồng thời uống thuốc kháng HIV (ARV).
"Tất cả người phơi nhiễm HIV đều phải điều trị bằng thuốc kháng phơi nhiễm ARV. Đây là phác đồ điều trị bậc một áp dụng chung cho mọi trường hợp trong vòng một tháng. Giá ngoài thị trường của loại thuốc này là từ 700.000 đồng đến 1,1 triệu đồng. Sau đó, người phơi nhiễm dùng thuốc và xét nghiệm lại sau 3, 6, 9 tháng. Khi xác định nhiễm HIV, họ sẽ được điều trị theo phác đồ cụ thể", bác sĩ Hà cho hay.
Theo BS Hà, việc uống thuốc ARV sẽ cho hiệu quả tối đa, tức ngăn ngừa HIV 100% nếu người bệnh uống trong vòng 24 tiếng sau phơi nhiễm. Còn nếu uống sau 72 giờ thì hiệu quả sẽ giảm còn 52% và nếu uống sau 72 khi phơi nhiễm thì sẽ không có kết quả.
BS Hà cho rằng, trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp phải những trường hợp được gọi là phơi nhiễm HIV do bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm; vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc, đâm vào gây chảy máu; bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào; máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).
Khả năng bị phơi nhiễm cũng xảy ra tương đối phổ biến khi bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sĩ…), cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…
Trong đó, nguy cơ nhiễm HIV chỉ cao trong trường hợp tổn thương qua da sâu, chảy máu nhiều hoặc máu và các dịch của người có HIV bắn vào vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước.
Với các tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít, máu và chất dịch cơ thể bắn vào niêm mạc không bị tổn thương, viêm loét, nguy cơ mắc bệnh rất thấp.
Trường hợp bị máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, không bị tổn thương, chúng ta sẽ không bị lây nhiễm.
Bác sĩ Hà cho biết trong thực tế, không phải trường hợp nào người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV.
Khi nào người bị phơi nhiễm HIV được coi là đã an toàn?
Quay trở lại trường hợp cụ thể trong vụ việc 24 người bị phơi nhiễm HIV khi cứu người tai nạn giao thông, TS Hoàng Đình Cảnh (Phó cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS) cho rằng, việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV kéo dài liên tục trong thời gian 28 ngày, tức 4 tuần.
Trong thời gian này, họ cần được tư vấn để theo dõi về tác dụng phụ có thể có của thuốc ARV. Không nên ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua. Nếu có các tác dụng phụ nặng cần đến các cơ sở y tế ngay. Những người đang điều trị cũng được tư vấn hỗ trợ tâm lý nếu cần, tư vấn tuân thủ điều trị và cần được xét nghiệm lại sau 3 tháng, kể từ khi phát hiện nghi bị phơi nhiễm HIV.
TS Cảnh cũng lưu ý, mặc dù nguy cơ có thể thấp nhưng những người bị phơi nhiễm chưa loại trừ khả năng đã nhiễm HIV. Do vậy họ không được cho máu, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và nếu là phụ nữ đang nuôi con nhỏ thì không cho con bú cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV. Sau 3 tháng xét nghiệm lại nếu âm tính với HIV thì có thể khẳng định chắc chắn là họ không nhiễm HIV.
Ông Cảnh cho rằng, với những người bị phơi nhiễm HIV do rủi ro nghề nghiệp (các bác sĩ) sẽ được nghỉ việc 20 ngày hưởng nguyên lương và phụ cấp để điều trị dự phòng.
Để trả lời câu hỏi trên, BS Nguyễn Hải Hà – khoa Nội (Bệnh viện 09 Hà Nội) cho biết, thực chất phơi nhiễm HIV chỉ là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu, mô hay các dịch cơ thể của người nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.
Đối với những trường hợp nghi ngờ phơi nhiễm HIV, việc đầu tiên cần làm là tiến hành các xét nghiệm cần thiết theo quy định, đồng thời uống thuốc kháng HIV (ARV).
"Tất cả người phơi nhiễm HIV đều phải điều trị bằng thuốc kháng phơi nhiễm ARV. Đây là phác đồ điều trị bậc một áp dụng chung cho mọi trường hợp trong vòng một tháng. Giá ngoài thị trường của loại thuốc này là từ 700.000 đồng đến 1,1 triệu đồng. Sau đó, người phơi nhiễm dùng thuốc và xét nghiệm lại sau 3, 6, 9 tháng. Khi xác định nhiễm HIV, họ sẽ được điều trị theo phác đồ cụ thể", bác sĩ Hà cho hay.
Theo BS Hà, việc uống thuốc ARV sẽ cho hiệu quả tối đa, tức ngăn ngừa HIV 100% nếu người bệnh uống trong vòng 24 tiếng sau phơi nhiễm. Còn nếu uống sau 72 giờ thì hiệu quả sẽ giảm còn 52% và nếu uống sau 72 khi phơi nhiễm thì sẽ không có kết quả.
BS Hà cho rằng, trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp phải những trường hợp được gọi là phơi nhiễm HIV do bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm; vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc, đâm vào gây chảy máu; bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào; máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).
Khả năng bị phơi nhiễm cũng xảy ra tương đối phổ biến khi bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sĩ…), cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…
Trong đó, nguy cơ nhiễm HIV chỉ cao trong trường hợp tổn thương qua da sâu, chảy máu nhiều hoặc máu và các dịch của người có HIV bắn vào vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước.
Với các tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít, máu và chất dịch cơ thể bắn vào niêm mạc không bị tổn thương, viêm loét, nguy cơ mắc bệnh rất thấp.
Trường hợp bị máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, không bị tổn thương, chúng ta sẽ không bị lây nhiễm.
Bác sĩ Hà cho biết trong thực tế, không phải trường hợp nào người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV.
Khi nào người bị phơi nhiễm HIV được coi là đã an toàn?
Quay trở lại trường hợp cụ thể trong vụ việc 24 người bị phơi nhiễm HIV khi cứu người tai nạn giao thông, TS Hoàng Đình Cảnh (Phó cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS) cho rằng, việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV kéo dài liên tục trong thời gian 28 ngày, tức 4 tuần.
Trong thời gian này, họ cần được tư vấn để theo dõi về tác dụng phụ có thể có của thuốc ARV. Không nên ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua. Nếu có các tác dụng phụ nặng cần đến các cơ sở y tế ngay. Những người đang điều trị cũng được tư vấn hỗ trợ tâm lý nếu cần, tư vấn tuân thủ điều trị và cần được xét nghiệm lại sau 3 tháng, kể từ khi phát hiện nghi bị phơi nhiễm HIV.
TS Cảnh cũng lưu ý, mặc dù nguy cơ có thể thấp nhưng những người bị phơi nhiễm chưa loại trừ khả năng đã nhiễm HIV. Do vậy họ không được cho máu, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và nếu là phụ nữ đang nuôi con nhỏ thì không cho con bú cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV. Sau 3 tháng xét nghiệm lại nếu âm tính với HIV thì có thể khẳng định chắc chắn là họ không nhiễm HIV.
Ông Cảnh cho rằng, với những người bị phơi nhiễm HIV do rủi ro nghề nghiệp (các bác sĩ) sẽ được nghỉ việc 20 ngày hưởng nguyên lương và phụ cấp để điều trị dự phòng.
Tác giả: Lê Phương
Nguồn tin: khampha.vn
Nguồn tin: khampha.vn