Trong nước

“Tư duy nhiệm kỳ gây lãng phí đất đai”

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh điều này và cho biết có địa phương sau mỗi nhiệm kỳ thì số dự án treo tăng thêm, hàng nghìn hecta đất lãng phí, gây bức xúc.

Sáng 27/10, dành toàn bộ thời gian phát biểu ở Hộ trường tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 4 để đề cập vấn đề đất đai, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội nhấn mạnh đây là lĩnh vực có nhiều băn khoăn, trăn trở và thách thức.

Hiến pháp khẳng định rõ đất đai thuộc ở hũu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, điều này là đúng đắn. Quyền lực rất lớn trao gửi cho bộ máy Nhà nước nên làm sao sử dụng hiểu quả, tăng thu cho ngân sách nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân là trách nhiệm cao cả.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai phát biểu trên Hội trường tại Kỳ họp thứ 4, sáng 27/10

Bên cạnh kết quả đạt được, theo đại biểu, còn nhiều thách thức. Đó là hiệu quả sử dụng đất chưa cao; số thu ngân sách từ đất liên tục tăng nhưng cơ bản tăng thu từ thị trường sơ cấp, còn đầu tư không tăng cao.

Lãng phí đất đai là tình trạng nhức nhối với hơn hàng triệu mét vuông đất đang để hoang hoá, sử dụng sai mục đích mà tiền thu được chỉ 286 tỷ đồng. Giám át ở 7 địa phương thì có hơn 1.700 dự án treo, tương ứng hơn 12 nghìn hecta đất, là thực tế đau lòng, gây bức xúc người dân.

Đề cập nguyên nhân, nữ đại biểu đoàn Hà Nội nói rằng hoàn thiện thể chế đang được quan tâm và sắp tới Quốc hội bàn sửa luật Đất đai.

Nhưng ở trách nhiệm quản ý nhà nước, tư duy nhiệm kỳ là một trong những nguyên nhân gây lãng phí đất đai. Bên cạnh nhiều địa phương đang tích cực thu hồi đất hoang hoá, nhưng có nơi sau mỗi nhiệm kỳ thì số lượng dự án treo tăng thêm. Rồi hiện tượng lạm dụng quyền lực để trục lợi từ đất đai mà báo cáo kiểm toán chỉ ra như biểu hiện lợi ích nhóm, vi phạm đấu thầu, giao đất không qua đấu giá..

Bên cạnh đó trách nhiệm công quyền của một số trường hợp không cao. Một bộ cán bộ phần thờ ô, thiếu trách nhiệm.

Cũng theo bà Vũ Thị Lưu Mai, trách nhiệm liên quan đất đai không chỉ của địa phương mà còn có cả các bộ ngành, nhưng khi địa phương gửi văn bản hỏi về các trường hợp vướng mắc thì câu trả lời luôn là “cứ thực hiện theo quy địn của pháp luật” ngay cả khi pháp luật chưa quy định hay quy định khác nhau. Như vậy, vướng mắc không thể giải quyết, gây bức xúc, thất vọng với nhiều địa phương.

Đại biểu cũng cho rằng còn tâm lý e dè, lo lắng, sợ trách nhiệm và điều này tạo sức ỳ, trì trệ. Dễ hiểu tại sao hiện nay có dự án hàng chục năm không tháo gỡ được vướng mắc.

Vấn đề đất đai phức tạp và không thể giải quyết một sớm một chiều, song theo bà Mai, người dân mong muốn quyết liệt hơn nữa xử lý vướng mắc, cần lộ trình, thời hạn cụ thể và nghị quyết hoá vì đây là thước đo hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan công quyền.

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi trình Quốc hội với nhiều ý tưởng mới nhưng cá nhân bà cho rằng cần trọng tâm, trọng đểm vì “giải quyết được những vướng mắc, bức xúc đang đặt ra đã là thành công quá lớn”.

Theo bà Mai, cần xử lý nghiêm lối tư duy nhiệm kỳ. Bên cạnh nâng cao trách nhiệm thì có cơ chế minh bạch giữa đúng - sai rõ ràng để bảo vệ cán bộ. Khơi thông tư tưởng thì hiệu quả quản lý mới không đi xuống.

Cùng với đó tăng cường giám sát để không để xảy ra lạm dụng quyền lực hòng trục lợi.

“Đất đai không chỉ là tài sản mà còn mang giá trị lịch sử rất lớn. Hiệu quả quản lý đất đai là trách nhiệm trước lịch sử” – bà Vũ Thị Lưu Mai nói./.

Tác giả: Ngọc Thành

Nguồn tin: vov.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP