|
Ngày 19-5 vừa qua, cư dân mạng xôn xao về một chiếc ô tô ở Nam Định bất ngờ bốc cháy khi để xe ngoài trời với nhiệt độ cao.
Cụ thể, trên một trang mạng xã hội, chủ nhân facebooker N.K.T.P chia sẻ: chủ xe chỉ đỗ dưới trời nắng, dẫn đến xe tự nổ và bốc cháy, bắt đầu từ lốp phụ trước. Nhiều người cho biết tại thời điểm đó nhiệt độ ngoài trời vào khoảng gần 50 độ C.
Ngoài ra, cũng có một hiện tượng dẫn đến cháy xe như nút dán kính bằng cao su. Khi nút dán kính để phía trước mặt kính lái, làm tích tụ ánh sáng dẫn đến bắt lửa vào một số đồ vật bằng nhựa trên xe. Rất dễ gây ra hiện tượng chảy nổ.
Theo kỹ sơ ô tô Lê Văn Tạch cho biết: “khi ô tô tắt máy, đóng kín cửa và để phơi lâu dưới trời nắng nóng với nhiệt độ ngoài trời khoảng 40 độ C thì nhiệt độ trong xe sẽ khoảng hơn 90 độ C. Vì vậy, trên xe có chứa các vật dụng gây hội tụ ánh sáng như các nút cao su trắng dính vào kính chắn gió, chai nước sẽ tạo ra một vùng nhiệt tăng đột biến chiếu vào trong xe. Nếu chùm sáng hội tụ đó chiếu vào bề mặt dễ cháy, đồng thời bề mặt đó đang rất nóng có thể sẽ dẫn đến bị bốc cháy. Tuy nhiên, trường hợp của chiếc Honda tại Nam Định chưa khẳng định được đó là tác động từ bộ phận nào. Nhìn vào hình ảnh cho thấy sức nổ của đồ vật này rất nặng”.
Theo đó, việc tập trung chiếu áng sáng vào một điểm rất nhỏ với tất cả năng lượng mặt trời tích tụ lại làm vật liệu bị chiếu trực tiếp có thể tan chảy và bốc cháy. Như vậy, khi chiếu qua cửa sổ xe, ánh nắng mặt trời chạm tới ghế xe hoặc bột phận khác bằng da trên xe với năng lượng mạnh, sẽ gây ra các hiện tượng tương tự. Chỉ hai giây quy tụ ánh sáng là đủ để làm nóng các bộ phận bằng nhựa vinyl, da.
Hình ảnh về chiếc xe tại Nam Định bị cháy vào ngày 19-5 vừa qua. Ảnh:Internet. |
Khi sử dụng xe, nhiều người có thói quen để các vật dụng trên xe như: bật lửa, nút dán kính, chai nước nhựa… Việc này sẽ rất nguy hiểm khi xe để quá lâu ngoài trời với nhiệt độ cao.
Trước đó, tại Mỹ, nhiều người cũng chia sẻ video ghi lại quá trình chai nước đốt thủng hai lỗ trên ghế xe vào hè. Một nhà khoa học Mỹ cho biết ánh sáng chứa vô số photon, những hạt hạ nguyên tử di chuyển theo đường thẳng. Như vậy, chai nước nhựa làm ánh sáng đi qua cửa kính xe và vẫn chứa đủ nhiệt để gây cháy.
Thực tế, những yếu tố góp phần tạo ra cháy trong trường hợp trên gồm: góc chiếu của ánh nắng, hình dạng và độ trong của vỏ chai, chai đựng đầy nước, vật liệu dễ bắt lửa.
Vì thế, khi để xe dưới trời nắng, chủ xe cần lưu ý, không được để các vật dụng dễ tác động và gây cháy trong ôtô (hoặc gần cửa kính trong nhà). Trường hợp, không thể thay thế hãy lấy thứ gì đó phủ kín các vật dụng này. Hoặc có thể nên dùng các loại chai đựng nước không phải bằng thủy tinh hoặc nhựa.
Tác giả: Thy Nhung
Nguồn tin: Báo Pháp luật TPHCM