Sự giằng xé và...quyết định kỳ diệu
Cách đây không lâu, câu chuyện của bà Cấn Thị Ngần (xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) quyết định hiến nội tạng con trai chết não cứu người, đã khiến không ít người rơi nước mắt vì xót xa, cảm động.
Trò chuyện với PV, bà Ngần nghẹn ngào: “Nhận tin con trai út bị ngã từ lan can tầng 2 xuống tầng 1 và bị chấn thương sọ não, tôi đau đớn biết bao. Tôi chỉ biết khóc và cầu mong con trai mình qua cơn hoạn nạn này. Nhưng các bác sĩ nói, với hàng loạt chấn thương nặng con tai tôi khó có thể qua khỏi.
Vì thế, các bác sĩ đã vận động gia đình hiến tạng con trai để cứu nhiều người khác. Đau đớn vì con đang nằm một chỗ và có thể ra đi bất cứ lúc nào, trước những lời nói của bác sĩ, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Tôi mất nửa ngày giằng xé nội tâm để đưa ra quyết định của mình. Khi ấy, con gái tôi là người phản đối nhiều nhất. Nó khóc lóc van xin tôi đừng làm như vậy, vì nếu tôi hiến nội tạng con trai khi về quê sẽ bị dân làng, hàng xóm dị nghị rất nhiều. Nhưng sau đó tôi đã giải thích cho con gái hiểu, cho đi nghĩa là con trai tôi, em trai nó vẫn còn sống”.
Dù nhiều người trong gia đình ngăn cản trước cái chết thương tâm của con, bà Ngần vẫn cầm chắc cây bút ký vào đơn cam kết hiến tạng.
“Trong phút chốc âm dương cách biệt, mẹ nào lòng chẳng quặn thắt. Con trai út là hy vọng duy nhất của cuộc đời tôi khi chồng mất sớm, cuộc sống gia đình khó khăn. Nó thương tôi nên đi làm được đồng nào đều gửi về cho mẹ. Trước khi đặt bút ký, tôi nghĩ đến con nhiều, nhưng khi ấy trong tôi lại có một suy nghĩ mãnh liệt hơn, còn nhiều bệnh nhân đang mong được cứu sống, hãy làm điều có ích cho xã hội này”, bà Ngần tâm sự.
Ngay sau khi bà Ngần đồng ý hiến tạng con, các bác sĩ đã rà soát bệnh nhân chờ ghép tạng. Theo thông tin từ phía bệnh viện, có 3 bệnh nhân cần ghép là chiến sỹ Nguyễn Nam T. được ghép tim. Bệnh nhân Vũ X.C. được ghép 1 quả thận. Bệnh nhân Trần T.H. được ghép 1 quả thận. Lá gan được chuyển sang Bệnh viện Việt Đức để ghép cho một bệnh nhân đang chờ tại bệnh viện, tất cả các ca ghép tạng đều thành công.
“Tôi khóc rất nhiều khi nghe bác sĩ thông báo các ca ghép đã thành công. Tôi không mong gì hơn nữa. Chắc rằng con trai tôi ở thế giới bên kia cũng đồng tình với quyết định này. Nén đau thương lại mà cứu giúp người khác, tôi đã làm được điều đó. Dù rằng nhiều lúc nhớ con, đêm xuống lại hình dung con đang chờ mình đến đón về”, bà Ngần nghẹn ngào.
“Thấy con vẫn còn sống đâu đó”
Bà Ngần kể, bà không sợ khi về quê bị dân làng dị nghị để con mình “chết không toàn thây”, bà chỉ sợ sẽ không được “gặp lại” con mình lần nữa. Vì sau khi những người được ghép nội tạng của con trai bà, bà không hề biết thêm tin tức gì. Thế nhưng quyết định của bà Ngần lại khiến nhiều người cảm động, họ biết rằng, người mẹ ấy đã phải kìm lòng đến mức nào, mới đưa ra được quyết định mà không phải bà mẹ nào cũng làm được.
“Tôi cứ thế chờ đợi và hy vọng một ngày được “gặp lại” con mình ở đâu đó, vì tôi còn nhớ và thương con rất nhiều. Và không ngờ vào sáng 17/1/2017 một chàng thanh niên từ Quảng Bình đến thăm tôi, hơn 6 tháng rồi tôi đã được nghe nhịp tim đập rộn ràng của con trai mình, nó như một phép màu vậy. Tôi chỉ biết ôm T. – chàng lính biển bật khóc không thành lời. Con trai tôi đã trở về đây rồi...”, bà Ngần kể lại.
Trước ngày T. đến, tôi đã có linh cảm trước rồi, nhưng không nghĩ rằng tôi được “gặp lại” con trai mình sớm đến vậy. Ngày hôm ấy gia đình bà Ngần được sum họp, bà Ngần không rời khỏi con mình nửa bước, những người chứng kiến tình cảm của bà dành cho anh T. ai cũng bật khóc. Bà Ngần trò chuyện với anh T. như đứa con đi xa lâu ngày mới về thăm nhà. Trong lòng bà luôn nghĩ anh T. là con trai mình, một cảm giác vô cùng thân mật, không có chút xa lạ gì. Bà chỉ muốn ôm chặt con trai mình vào lòng, không muốn cho con ra về.
Đặc biệt hơn nữa, bà còn được gặp anh Nguyễn Xuân H. (27 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội), một trong hai người được ghép giác mạc từ con trai bà. Gia đình anh H. dựa vào một chút thông tin ít ỏi trên mạng tìm đến gặp bà Ngần, cuộc gặp gỡ không hẹn trước khiến bà không khỏi xúc động. “Nhìn vào H., vẫn đôi mắt ấy, đôi mắt của sự hy vọng ngày mai sẽ tươi sáng. Đôi mắt đầy yêu thương đã từng dành cho tôi. Tôi chỉ mong H. sẽ giữ gìn con mắt để sống và cống hiến cho cuộc đời này. Hiện cả T. và H. đều khỏe mạnh bình thường, không những thế còn thường xuyên gọi điện hỏi thăm và động viên tôi”, bà Ngần chia sẻ.
Hiện giờ bà Ngần chỉ muốn gặp những người nhận tạng còn lại từ con trai mình, dù họ có cách xa hàng trăm km bà sẽ tìm đến để thăm hỏi dù chỉ một lần. Không những thế, bà còn đăng ký hiến tạng nếu như bà có chuyện gì xảy ra, bà nói “cứu một người phúc đẳng hà sa”, cho đi có nghĩa là sự sống vẫn còn tồn tại, vì thế bà không hối tiếc bất cứ điều gì.
Cách đây không lâu, câu chuyện của bà Cấn Thị Ngần (xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) quyết định hiến nội tạng con trai chết não cứu người, đã khiến không ít người rơi nước mắt vì xót xa, cảm động.
Trò chuyện với PV, bà Ngần nghẹn ngào: “Nhận tin con trai út bị ngã từ lan can tầng 2 xuống tầng 1 và bị chấn thương sọ não, tôi đau đớn biết bao. Tôi chỉ biết khóc và cầu mong con trai mình qua cơn hoạn nạn này. Nhưng các bác sĩ nói, với hàng loạt chấn thương nặng con tai tôi khó có thể qua khỏi.
Vì thế, các bác sĩ đã vận động gia đình hiến tạng con trai để cứu nhiều người khác. Đau đớn vì con đang nằm một chỗ và có thể ra đi bất cứ lúc nào, trước những lời nói của bác sĩ, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Tôi mất nửa ngày giằng xé nội tâm để đưa ra quyết định của mình. Khi ấy, con gái tôi là người phản đối nhiều nhất. Nó khóc lóc van xin tôi đừng làm như vậy, vì nếu tôi hiến nội tạng con trai khi về quê sẽ bị dân làng, hàng xóm dị nghị rất nhiều. Nhưng sau đó tôi đã giải thích cho con gái hiểu, cho đi nghĩa là con trai tôi, em trai nó vẫn còn sống”.
Dù nhiều người trong gia đình ngăn cản trước cái chết thương tâm của con, bà Ngần vẫn cầm chắc cây bút ký vào đơn cam kết hiến tạng.
“Trong phút chốc âm dương cách biệt, mẹ nào lòng chẳng quặn thắt. Con trai út là hy vọng duy nhất của cuộc đời tôi khi chồng mất sớm, cuộc sống gia đình khó khăn. Nó thương tôi nên đi làm được đồng nào đều gửi về cho mẹ. Trước khi đặt bút ký, tôi nghĩ đến con nhiều, nhưng khi ấy trong tôi lại có một suy nghĩ mãnh liệt hơn, còn nhiều bệnh nhân đang mong được cứu sống, hãy làm điều có ích cho xã hội này”, bà Ngần tâm sự.
Ngay sau khi bà Ngần đồng ý hiến tạng con, các bác sĩ đã rà soát bệnh nhân chờ ghép tạng. Theo thông tin từ phía bệnh viện, có 3 bệnh nhân cần ghép là chiến sỹ Nguyễn Nam T. được ghép tim. Bệnh nhân Vũ X.C. được ghép 1 quả thận. Bệnh nhân Trần T.H. được ghép 1 quả thận. Lá gan được chuyển sang Bệnh viện Việt Đức để ghép cho một bệnh nhân đang chờ tại bệnh viện, tất cả các ca ghép tạng đều thành công.
“Tôi khóc rất nhiều khi nghe bác sĩ thông báo các ca ghép đã thành công. Tôi không mong gì hơn nữa. Chắc rằng con trai tôi ở thế giới bên kia cũng đồng tình với quyết định này. Nén đau thương lại mà cứu giúp người khác, tôi đã làm được điều đó. Dù rằng nhiều lúc nhớ con, đêm xuống lại hình dung con đang chờ mình đến đón về”, bà Ngần nghẹn ngào.
“Thấy con vẫn còn sống đâu đó”
Bà Ngần kể, bà không sợ khi về quê bị dân làng dị nghị để con mình “chết không toàn thây”, bà chỉ sợ sẽ không được “gặp lại” con mình lần nữa. Vì sau khi những người được ghép nội tạng của con trai bà, bà không hề biết thêm tin tức gì. Thế nhưng quyết định của bà Ngần lại khiến nhiều người cảm động, họ biết rằng, người mẹ ấy đã phải kìm lòng đến mức nào, mới đưa ra được quyết định mà không phải bà mẹ nào cũng làm được.
“Tôi cứ thế chờ đợi và hy vọng một ngày được “gặp lại” con mình ở đâu đó, vì tôi còn nhớ và thương con rất nhiều. Và không ngờ vào sáng 17/1/2017 một chàng thanh niên từ Quảng Bình đến thăm tôi, hơn 6 tháng rồi tôi đã được nghe nhịp tim đập rộn ràng của con trai mình, nó như một phép màu vậy. Tôi chỉ biết ôm T. – chàng lính biển bật khóc không thành lời. Con trai tôi đã trở về đây rồi...”, bà Ngần kể lại.
Trước ngày T. đến, tôi đã có linh cảm trước rồi, nhưng không nghĩ rằng tôi được “gặp lại” con trai mình sớm đến vậy. Ngày hôm ấy gia đình bà Ngần được sum họp, bà Ngần không rời khỏi con mình nửa bước, những người chứng kiến tình cảm của bà dành cho anh T. ai cũng bật khóc. Bà Ngần trò chuyện với anh T. như đứa con đi xa lâu ngày mới về thăm nhà. Trong lòng bà luôn nghĩ anh T. là con trai mình, một cảm giác vô cùng thân mật, không có chút xa lạ gì. Bà chỉ muốn ôm chặt con trai mình vào lòng, không muốn cho con ra về.
Đặc biệt hơn nữa, bà còn được gặp anh Nguyễn Xuân H. (27 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội), một trong hai người được ghép giác mạc từ con trai bà. Gia đình anh H. dựa vào một chút thông tin ít ỏi trên mạng tìm đến gặp bà Ngần, cuộc gặp gỡ không hẹn trước khiến bà không khỏi xúc động. “Nhìn vào H., vẫn đôi mắt ấy, đôi mắt của sự hy vọng ngày mai sẽ tươi sáng. Đôi mắt đầy yêu thương đã từng dành cho tôi. Tôi chỉ mong H. sẽ giữ gìn con mắt để sống và cống hiến cho cuộc đời này. Hiện cả T. và H. đều khỏe mạnh bình thường, không những thế còn thường xuyên gọi điện hỏi thăm và động viên tôi”, bà Ngần chia sẻ.
Hiện giờ bà Ngần chỉ muốn gặp những người nhận tạng còn lại từ con trai mình, dù họ có cách xa hàng trăm km bà sẽ tìm đến để thăm hỏi dù chỉ một lần. Không những thế, bà còn đăng ký hiến tạng nếu như bà có chuyện gì xảy ra, bà nói “cứu một người phúc đẳng hà sa”, cho đi có nghĩa là sự sống vẫn còn tồn tại, vì thế bà không hối tiếc bất cứ điều gì.
Tác giả: Mai Thu
Nguồn tin: nguoiduatin.vn
Nguồn tin: nguoiduatin.vn