Ông Lê Tiến Trị, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An cho rằng, doanh nghiệp phải "mở" ra để có cơ chế hợp tác bền vững và giữ được lực lượng lao động chất lượng cao (CLC).
Ông Lê Tiến Trị, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An cho rằng, doanh nghiệp phải "mở" ra để có cơ chế hợp tác bền vững và giữ được lực lượng lao động chất lượng cao (CLC).
Công ty TNHH Cây xanh Tây Nam Bộ là đối tác của Công ty TNHH Cây xanh Công Minh tại dự án trồng cây xanh hơn 12 tỷ đồng ở thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi). Tại Nghệ An và Hà Tĩnh, doanh nghiệp này cũng tham gia và trúng rất nhiều gói thầu, với tổng giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng.
Mặc dù là một "ông lớn" trong ngành bất động sản Việt Nam, tuy nhiên, sau hơn 3 năm xuất hiện tại Nghệ An thì Phục Hưng Holdings vẫn chưa để lại nhiều dấu ấn tại vùng đất này.
Hiện tại nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Nghệ An đang tuyển dụng hàng nghìn lao động, tuy nhiên, lao động chất lượng cao vẫn đang là "hàng hiếm" khó tìm ở địa phương này.
Năm 2023, Nghệ An đứng ở vị trí thứ 8/63 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tốt nhất cả nước với tổng số vốn cấp mới và điều chỉnh tăng thêm hơn 1,6 tỷ USD.
Sau hơn 6 năm được chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án Chợ Hoàng Mai 152 tỷ đồng do Hợp tác xã đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ Hải An – Hoàng Mai làm chủ đầu tư vẫn chưa thể hoàn thành và tiếp tục được tỉnh Nghệ An cho phép gia hạn thêm 12 tháng.
Công ty TNHH Công nghệ Qtech đang tìm hiểu để đầu tư nhà máy sản xuất quang học điện tử tại tỉnh Nghệ An với diện tích 10-15 ha đất, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 430 triệu USD.
Dự án Nhà máy công nghệ Everwin (Nghệ An) do Công ty TNHH công nghệ Everwin Precision (Việt Nam) đầu tư trên diện tích 16,5 ha trong KCN VSIP Nghệ An, với tổng mức đầu tư 115 triệu USD.
Nghệ An đang kêu gọi những nhà đầu tư đầu tư vào ứng dụng công nghệ cao trong lâm nghiệp. Cùng với đó, hướng đến phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp sạch để phát triển theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, và bền vững.
Với nhiều tiềm năng và lợi thế, Nghệ An đang trở thành "địa chỉ đỏ" của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây vừa là cơ hội lớn để Nghệ An sớm trở thành tỉnh khá trong cả nước nhưng cũng là thách thức lớn với chính quyền địa phương này.
Với cơ chế chính sách thông thoáng, hạ tầng hiện đại cùng với những nỗ lực lớn trong công tác xúc tiến đầu tư, Nghệ An đang là "điểm sáng" về thu hút vốn FDI của cả nước và được đánh giá có môi trường đầu tư an toàn, bền vững.
Dự án đầu tư cơ sở mới Sunny Automotive Quang học Vina do Tập đoàn Sunny làm chủ đầu tư sẽ được triển khai trên diện tích 42,8 ha tại KCN WHA, với tổng mức đầu tư 150 triệu USD.
Nghệ An vươn lên vị trí thứ 8/63 địa phương về thu hút vốn FDI với tổng số vốn cấp mới và điều chỉnh là 725,4 triệu USD; trong 6 tháng đầu năm tỉnh này thu hút được 8 dự án với số vốn đăng ký gần 614 triệu USD.
Để hòa vào dòng chảy mạnh mẽ của hội nhập quốc tế, thời gian tới, Nghệ An sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, lợi thế của tỉnh đến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước...
Thời gian qua, thị xã Thái Hòa đã có nhiều bước tiến mới trong thu hút vốn đầu tư trong nước và trực tiếp nước ngoài (FDI). Thời gian tới, địa phương này dự kiến mời gọi loạt dự án với tổng mức đầu tư khoảng 4.250 tỷ đồng.