Nghệ An: Thúc đẩy hạ tầng mang đến 'luồng sinh khí' mới

Tình hình thực hiện một số dự án đầu tư công trọng điểm tại Nghệ An đã và đang được UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Qua đó, hướng tới tạo ra xu thế phát triển mới và vượt trội cho kinh tế - xã hội của tỉnh, xứng đáng với vai trò được khẳng định tại Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghệ An: Giải ngân vốn đầu tư công vẫn chậm

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại Nghệ An mới chỉ đạt 34%. Thậm chí có hơn 40 dự án chưa giải ngân, 35/70 đơn vị có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức bình quân chung của tỉnh (dưới 34,18%)… Đây là 'thông số' đáng báo động liên quan đến đầu tư công tại tỉnh này trong 8 tháng đầu năm.

Vì sao hàng loạt bộ, ngành “có tiền không tiêu được”?

Nửa đầu năm 2023, vẫn còn tới 6 bộ ngành và 13 địa phương chưa giải ngân được đồng vốn đầu tư công từ nguồn vốn nước ngoài. Trong đó, nguyên nhân của tình trạng “có tiền không tiêu được” vẫn là vướng thủ tục, chậm giải phóng mặt bằng…

Nghệ An điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 7 dự án

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ trước thực tế tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của địa phương mới chỉ đạt hơn 53%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021.

Vì sao Nghệ An chậm giải ngân đầu tư công?

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp; giá cả nguyên, vật liệu tăng cao; những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện… là những nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 ở Nghệ An chậm.

Cần làm rõ việc sử dụng vốn đầu tư công tại gói thầu ‘Mua sắm, lắp đặt thiết bị cho các phòng họp trực tuyến, camera an ninh tại khu Trung tâm hành chính mới thành phố Thanh Hóa’

Giá của nhiều thiết bị trong gói thầu “Mua sắm, lắp đặt thiết bị cho các phòng họp trực tuyến, camera an ninh tại khu Trung tâm hành chính mới thành phố Thanh Hóa” cao hơn nhiều so với giá trên thị trường. Đại diện chủ đầu tư cho rằng đơn vị đã thực hiện thủ tục theo đúng quy định.

Sẽ chuyển đổi Dự án đường bộ Cao tốc Bắc Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu sang hình thức đầu tư công

Nằm trong chương trình giám sát tình hình các dự án xây dựng một số đoạn đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, sáng nay (24/12), tại Nghệ An, đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội do đồng chí Nguyễn Minh Sơn - Phó Chủ nhiệm làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc cùng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh để nắm bắt tình hình vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Tháo gỡ khó khăn cho SXKD, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 25/7, đoàn công tác Bộ Kế hoạch - Đầu tư do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An. Nội dung cuộc làm việc nhằm đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2020.

Bộ Giao thông: 'Ngán' chỉ định thầu BOT, sợ kẻ 'tay không bắt giặc'

Sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, Bộ Giao thông Vận tải mới đây đã có tờ trình Chính phủ về triển khai dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc - Nam. Trong đó, Bộ này thể hiện rõ lo ngại về việc chỉ định thầu.

Ôm ngàn tỷ xuất ngoại: Tập đoàn nhà nước lỗ nặng, nguy cơ mất trắng

Trong kết luận thanh tra mới đây, Thanh tra Chính phủ đã điểm mặt nhiều khoản đầu tư ra nước ngoài thua lỗ, có nguy cơ mất trắng của TKV. Thế nhưng, đây không phải là cá biệt. Các tập đoàn kinh tế nhà nước đi tiên phong khi đầu tư ra nước ngoài nhưng nhiều khoản đầu tư lại không hiệu quả.

Dự án đội vốn 30.000 tỷ: TP. Hồ Chí Minh, 4 bộ chia nhau trách nhiệm

Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (Metro Bến Thành - Suối Tiên) đội vốn thêm 30.000 tỷ đồng. Nhưng việc UBND TP.HCM phê duyệt tăng vốn từ 17.000 tỷ lên hơn 47.300 tỷ lại “chưa đủ chặt chẽ về mặt pháp lý”. Điều này khiến dự án lâm cảnh thiếu vốn, chậm tiến độ.

Di dời trụ sở 13 bộ ngành, cần 17.000 tỷ đồng để xây mới?

Bộ Xây dựng đang xây dựng và hoàn thiện phương án triển khai quy hoạch trụ sở 13 bộ ngành sau khi di dời. Theo 1 tính toán sơ bộ được đơn vị chức năng của bộ này thì dự tính tổng nhu cầu vốn đầu tư xây mới 13 trụ sở sau di dời vào khoảng 17.000 tỷ đồng. Trong đó khu Tây Hồ Tây khoảng hơn 8.500 tỷ đồng, khu Mễ Trì khoảng hơn 9.400 tỷ đồng.

TOP