Rừng săng lẻ (xã Tam Đình - Tương Dương) thời điểm này có rất nhiều dế rừng sinh sôi nảy nở. Ảnh: Đào Thọ Không giống như loài dế khác, dế rừng sinh sống trong các ruột cây rỗng hoặc các hốc đá. Muốn bắt được chúng phải đưa tay vào kiểm tra từng hốc cây, hốc đá. Ảnh: Đào Thọ Những hốc quá nhỏ phải soi đèn kiểm tra. Ảnh: Đào Thọ Dụng cụ bắt cũng rất đơn giản, chỉ cần một nắm đuốc và ít lá cây tươi để hun khói vào cho dế chui ra. Ảnh: Đào Thọ Theo anh Vi Văn Đa ở bản Quang Thịnh (xã Tam Đình) cho biết, có những cây có hốc cao, việc thổi khói vào cần phải có thời gian và kiên trì. Mặc dù vậy, cách bắt dế bằng đuốc như thế này cũng gây ra nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Đào Thọ Theo đó, không chịu được khói, những con dế rừng nhảy ra khỏi hốc cây và bị tóm. Ảnh; Đào Thọ Một số bị chết do ngạt khói nằm ngổn ngang. Ảnh: Đào Thọ Nếu gặp may, có những hốc cây săng lẻ cho hơn 1 kg dế rừng. Ảnh: Đào Thọ Mỗi năm chỉ có 2 tháng dế rừng sinh sôi nảy nở nên nhiều người xem đây là thời điểm "vàng" để săn dế. Dế rừng được chế biến bằng cách rang khô hoặc xào với măng chua, khi ăn có vị béo, thơm, rất bổ dưỡng. Ảnh: Đào Thọ Tác giả: Đào Thọ Nguồn tin: Báo Nghệ An