Hai gian nhà nhỏ lụp xụp của bà Hồ Thị Lý (70 tuổi, ngụ ở xóm 10, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) nằm cuối con đường liên thôn. Phía trong căn nhà chẳng có thứ gì giá trị ngoài hai chiếc giường, chiếc rương nhỏ đúc bằng xi măng dùng để đựng lúa.
Đứng trước hiên nhà, bà Hồ Thị Hiếc (76 tuổi, chị gái bà Lý) với mái tóc bạc trắng được cắt ngắn, khuôn mặt ngờ nghệch, đôi tay đang mò mẫm cố gắng tìm lối vào giường.
Phía ngoài bếp, bà Lý đang chuẩn bị bữa cơm trưa. Gian bếp nhỏ hẹp bị bao phủ bởi lớp khói trắng đục càng thêm ngột ngạt. Bữa cơm trưa của hai chị em bà Lý đạm bạc, chỉ 4 miếng đậu phụ chia đều cho hai người và một bát canh rau khoai lang bà Lý vừa xin được của nhà hàng xóm.
Nhắc đến cuộc đời bất hạnh của người chị gái, bà Lý gạt nước mắt. Cha mẹ bà sinh được 4 người con gái. Bà Hiếc là con đầu nhưng khi sinh ra đã gánh bất hạnh vì bị mù đôi mắt. Rồi bố mẹ lần lượt qua đời khi chưa lo được cho người con nào yên bề gia thất. 4 chị em bà Lý chỉ biết bao bọc nhau.
Ngày cha mẹ qua đời, bà Lý mới 16 tuổi. Thương người chị mù lòa, hai đứa em thơ dại, bà quyết định đứng lên gánh trách nhiệm chăm lo cho gia đình thay cha mẹ. Rồi hai người em của bà cũng lần lượt yên bề gia thất, bà Lý vẫn ở vậy chăm sóc người chị gái.
“Thời ấy cũng có nhiều người đến hỏi cưới nhưng tôi đều từ chối vì không muốn để người chị mù lòa sống thui thủi một mình để hưởng hạnh phúc riêng. May mắn có người đàn ông cùng làng đồng cảnh, chấp nhận cưu mang chị gái nên tôi đồng ý nên duyên vợ chồng”, bà Lý chia sẻ.
10 năm trước, chồng bà Lý qua đời trong một vụ tai nạn tàu hỏa. Gắng gượng, bà cũng lo được cho 4 người con yên bề gia thất. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên đàn con của bà phải xa xứ mưu sinh. Trong nhà giờ chỉ còn hai chị em bà Lý sớm tối thui thủi.
“Ngày trước, còn sức khỏe tôi làm nhiều ruộng lắm. Nhưng bươn chải lâu cũng đến ngày kiệt sức. Giờ tôi đau yếu thường xuyên, mắt cũng mờ dần không thể làm được gì ngoài chăm bón 2 sào ruộng và trông chờ vào số tiền 650 nghìn đồng trợ cấp hàng tháng của chị gái. Đàn con tôi đứa nào đứa nấy cũng khó khăn nên chị em tôi chỉ biết dựa vào nhau, làm được cái gì thì ăn cái ấy vậy”.
Mù cả hai mắt nên bà Hiếc ăn rồi chỉ ngồi một chỗ. Mọi sinh hoạt cá nhân phụ thuộc vào người thân. May mắn nhất của bà đó là còn tự xúc cơm ăn. Cả cuộc đời bà Hiếc có đi xa nhất cũng chỉ ra đầu ngõ. Hai người em của bà cũng góa bụa sớm. Họ đều khó khăn, bệnh tật nên dù thương nhau song cũng không thể giúp đỡ được gì.
Hỏi về cuộc sống hiện tại của hai chị em, bà Lý chia sẻ: “Dù vất vả nhưng còn sống trên đời này ngày nào thì chị em tôi vẫn rau cháo nuôi nhau. Chỉ mong ông trời cho tôi chút sức khỏe để đi làm, kiếm thêm đồng mua cá, mua rau để nuôi chị gái. Đời chị đã bất hạnh lắm rồi”.
Chia sẻ với PV, ông Hồ Quang Thành (xóm trưởng xóm 10) cho biết. Bà Hồ Thị Hiếc là một trường hợp đặc biệt khó khăn trong xã. Bản thân bị mù lòa bẩm sinh, sống phụ thuộc vào người em gái. Hoàn cảnh của bà Hiếc thật sự rất khó khăn.
Đứng trước hiên nhà, bà Hồ Thị Hiếc (76 tuổi, chị gái bà Lý) với mái tóc bạc trắng được cắt ngắn, khuôn mặt ngờ nghệch, đôi tay đang mò mẫm cố gắng tìm lối vào giường.
Phía ngoài bếp, bà Lý đang chuẩn bị bữa cơm trưa. Gian bếp nhỏ hẹp bị bao phủ bởi lớp khói trắng đục càng thêm ngột ngạt. Bữa cơm trưa của hai chị em bà Lý đạm bạc, chỉ 4 miếng đậu phụ chia đều cho hai người và một bát canh rau khoai lang bà Lý vừa xin được của nhà hàng xóm.
Nhắc đến cuộc đời bất hạnh của người chị gái, bà Lý gạt nước mắt. Cha mẹ bà sinh được 4 người con gái. Bà Hiếc là con đầu nhưng khi sinh ra đã gánh bất hạnh vì bị mù đôi mắt. Rồi bố mẹ lần lượt qua đời khi chưa lo được cho người con nào yên bề gia thất. 4 chị em bà Lý chỉ biết bao bọc nhau.
Ngày cha mẹ qua đời, bà Lý mới 16 tuổi. Thương người chị mù lòa, hai đứa em thơ dại, bà quyết định đứng lên gánh trách nhiệm chăm lo cho gia đình thay cha mẹ. Rồi hai người em của bà cũng lần lượt yên bề gia thất, bà Lý vẫn ở vậy chăm sóc người chị gái.
“Thời ấy cũng có nhiều người đến hỏi cưới nhưng tôi đều từ chối vì không muốn để người chị mù lòa sống thui thủi một mình để hưởng hạnh phúc riêng. May mắn có người đàn ông cùng làng đồng cảnh, chấp nhận cưu mang chị gái nên tôi đồng ý nên duyên vợ chồng”, bà Lý chia sẻ.
10 năm trước, chồng bà Lý qua đời trong một vụ tai nạn tàu hỏa. Gắng gượng, bà cũng lo được cho 4 người con yên bề gia thất. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên đàn con của bà phải xa xứ mưu sinh. Trong nhà giờ chỉ còn hai chị em bà Lý sớm tối thui thủi.
“Ngày trước, còn sức khỏe tôi làm nhiều ruộng lắm. Nhưng bươn chải lâu cũng đến ngày kiệt sức. Giờ tôi đau yếu thường xuyên, mắt cũng mờ dần không thể làm được gì ngoài chăm bón 2 sào ruộng và trông chờ vào số tiền 650 nghìn đồng trợ cấp hàng tháng của chị gái. Đàn con tôi đứa nào đứa nấy cũng khó khăn nên chị em tôi chỉ biết dựa vào nhau, làm được cái gì thì ăn cái ấy vậy”.
Mù cả hai mắt nên bà Hiếc ăn rồi chỉ ngồi một chỗ. Mọi sinh hoạt cá nhân phụ thuộc vào người thân. May mắn nhất của bà đó là còn tự xúc cơm ăn. Cả cuộc đời bà Hiếc có đi xa nhất cũng chỉ ra đầu ngõ. Hai người em của bà cũng góa bụa sớm. Họ đều khó khăn, bệnh tật nên dù thương nhau song cũng không thể giúp đỡ được gì.
Hỏi về cuộc sống hiện tại của hai chị em, bà Lý chia sẻ: “Dù vất vả nhưng còn sống trên đời này ngày nào thì chị em tôi vẫn rau cháo nuôi nhau. Chỉ mong ông trời cho tôi chút sức khỏe để đi làm, kiếm thêm đồng mua cá, mua rau để nuôi chị gái. Đời chị đã bất hạnh lắm rồi”.
Chia sẻ với PV, ông Hồ Quang Thành (xóm trưởng xóm 10) cho biết. Bà Hồ Thị Hiếc là một trường hợp đặc biệt khó khăn trong xã. Bản thân bị mù lòa bẩm sinh, sống phụ thuộc vào người em gái. Hoàn cảnh của bà Hiếc thật sự rất khó khăn.
Tác giả bài viết: Trung Hiếu/Theo emdep.vn