Theo thống kê, 6 nhóm ngành có nhiều nguyện vọng đăng ký nhất là Kinh doanh và quản lý (1.218.773 nguyện vọng, chiếm 32.781%); Khoa học xã hội và hành vi (239.491 nguyện vọng, chiếm 6.442%); Máy tính và công nghệ thông tin (336.001 nguyện vọng, chiếm 9.037%); Nhân văn (272.692 nguyện vọng, chiếm 7.335%); Công nghệ kỹ thuật (257.288 nguyện vọng, chiếm 6.920%); Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (228.821 nguyện vọng, chiếm 6.155%).
Thí sinh dự thi THPT quốc gia. Ảnh minh họa: V.H. |
Chỉ tiêu của nhóm ngành Kinh doanh và quản lý là 118.679, nhưng tổng nguyện vọng đăng ký lại đạt 1.218.773, tương đương 1026.95%. 5 nhóm ngành còn lại cũng vượt chỉ tiêu đưa ra, phần trăm nguyện vọng/phần trăm chỉ tiêu dao động từ 450.99%-824.35%.
Trái lại, hai nhóm ngành ít nguyện vọng đăng ký nhất là Cao đẳng sư phạm ngành Giáo dục mầm non và Dịch vụ xã hội. Chỉ tiêu của nhóm ngành Giáo dục mầm non là 14.534, nhưng chỉ có 9.641 thí sinh đăng ký xét tuyển. Do đó, nguyện vọng của nhóm ngành này chỉ đạt 66.33% so với chỉ tiêu đề ra và đạt 0.259% so với tổng nguyện vọng.
Nhóm ngành Dịch vụ xã hội lấy chỉ tiêu là 2.808 nhưng có 13.024 thí sinh đăng ký, đạt 463.82% so với chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, so với tổng nguyện vọng, nhóm này chỉ đạt 0.350%.
Trước đó, vào ngày 11/5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) thống kê tổng số thí sinh đăng ký dự thi năm 2021 là 1.014.972 em, thí sinh tự do chiếm 4.13%, tức 41.944 em.
222.356 thí sinh chỉ xét tốt nghiệp THPT (chiếm tỷ lệ 21.91%), 33.779 thí sinh chỉ xét tuyển sinh (chiếm tỷ lệ 3.33%). Tổng số thí sinh tham gia xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh là 758.837 em (chiếm tỷ lệ 74.76%).
Tác giả: Minh Thúy
Nguồn tin: zingnews.vn