Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh còn có tên là chùa Sở, hay chùa Thịnh Quang, nằm trên phố Tây Sơn, gần Ngã Tư Sở, thuộc phường Thinh Quang, Đống Đa, Hà Nội.
Đây là một ngôi chùa nhỏ nhưng lại thu hút nhiều người đến hành lễ. Hàng năm, dòng người đổ về đây chiêm bái, lễ Phật cầu ăn, dâng sao giải hạn, cầu siêu rất đông.
|
Trong đó, rằm tháng Giêng là thời điểm đông nhất. Mỗi ngày có tới hàng nghìn phật tử đổ về đây. Đặc biệt trong các khóa lễ người dân thường đứng kín từ trong chùa tràn ra đến ngoài phố Tây Sơn, lan sang cả Ngã Tư Sở, nhiều người còn chấp nhận đứng xa cả cây số để vái vọng.
Chùa Trấn Quốc
Nằm cạnh Hồ Tây, chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Đây là ngôi chùa nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.
|
Vào ngày rằm, đặc biệt là rằm tháng Giêng, người dân đổ về đây để cầu lộc, cầu sức khỏe, và bình an rất đông.
Chùa Bà Đá
Nằm ở số 3 phố Nhà Thờ, Hà Nội, gần hồ Hoàn Kiếm, ngôi chùa được xây năm 1056 này còn có các tên: Linh Quang tự, Sùng Khánh tự.
|
Tuy chỉ là một ngôi chùa nhỏ nhưng nơi đây có cảnh quan khá đẹp với nhiều bức tượng gỗ. Hiện nay chùa là trụ sở chính Thành hội Phật giáo Hà Nội. Rất nhiều người dân Hà Nội có thói quen đi lễ đầu năm ở chùa Bà Đá để cầu xin may mắn và an lành cho bản thân và gia đình.
Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ toạ lạc tại phố Quán Sứ không chỉ là ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh mà đây còn trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bởi vậy trong ngày năm mới, rất đông người dân, Phật tử về đây để đi lễ cầu mong mình và gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong.
|
Chùa Quán Sứ cũng là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ.
Điều độc đáo ở ngôi chùa linh thiêng này là tại Gian Quan âm đang trưng bày pho tượng hoà thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với kích cỡ như người thật.
Tác giả: Minh Anh
Nguồn tin: emdep.vn