Cuộc sống

Đi làm về giữa trưa thấy đôi dép lạ trước cửa, tôi chết điếng cảnh tượng hai đứa trẻ trong phòng

Khi khắp phòng các con nhưng không thấy ai, tôi chết sững khi dừng chân trước cửa phòng mình.

Vợ chồng tôi hiện tại đều đã ngoài 40 tuổi, có 2 cậu con trai đang học cấp 2 và cấp 3, kinh tế tương đối ổn định. Chồng tôi cũng là người đàn ông từ xưa nổi tiếng ngoan hiền, tu chí làm ăn để lấy kinh tế nuôi vợ nuôi con, không chơi bời nên gia đình cũng tiết kiệm được một khoản mua mảnh đất ở quê, còn lại gửi ngân hàng và giữ một chút tiền mặt trong nhà để phòng khi bất trắc xảy ra. Mọi thứ tưởng chừng như cứ êm đềm trôi qua cho đến ngày biến cố ập đến.

Chẳng là khoảng thời gian trước tôi có dùng 1 chiếc thẻ thanh toán kết nối với điện thoại di động. Chiếc thẻ này chỉ được kết nối với 2 chiếc máy duy nhất là máy tôi và máy của chồng tôi nhưng ai mua sắm gì sẽ thông báo về điện thoại của tôi. Trong 2 ngày liền tôi nhận được thông báo hóa đơn thanh toán lên tới 20 triệu đồng, tuy nhiên lúc đó đang bận rộn công việc nên tôi không để ý nhiều và cũng quên luôn không hỏi chồng về số tiền đó anh dùng để làm gì.

Rồi vào một hôm khác, tôi đi làm nhưng quên một chút giấy tờ phải trở về nhà vào giữa trưa. Thông thường cả gia đình tôi đều đi vắng cả ngày, hai vợ chồng đi làm cơ quan đều xa, các con đi học ăn bán trú tại trường luôn. Thế nhưng buổi trưa hôm ấy khi vừa về tới đã thấy cửa nhà mở hé, tôi không nghĩ được là ai đã về nhà vào lúc này.

Ảnh minh họa

Thậm chí khi bước chân vào nhà lại thấy có một đôi dép lạ trước cửa khiến trong lòng tôi lại càng hoài nghi hơn. Tôi rón rén đi quanh nhà, từng phòng các con để xem là ai đã về nhà nhưng đều không có. Tiếng động phát ra từ phòng ngủ hai vợ chồng đã thôi thúc tôi phải tới đó. Nhẹ nhàng mở cánh cửa phòng, cảnh tượng trước đó đập vào mắt khiến tôi choáng vàng, cậu con trai lớn của tôi cùng 1 thằng bạn học nữa đang loay hoay mở két sắt của bố mẹ.

- Các con đang làm gì vậy? - tôi hỏi.

Hai đứa bị giật mình trước câu hỏi của tôi và khi bị phát hiện. Chúng nhanh chóng đứng dậy, lúng túng không nói thêm được gì.

- Mẹ hỏi các con đang làm gì trong phòng mẹ, trước cái két sắt kia trong lúc cả nhà đi vắng?

Nhưng vẫn không có câu trả lời nào. Tôi yêu cầu hai đứa trẻ ra ngoài phòng khách và nói chuyện.

- Mẹ hỏi các con lần cuối, chuyện gì đã xảy ra nói cho mẹ biết. (Tôi quay sang bạn học của con) Còn cháu là ai? Sao cháu lại làm việc này với con trai bác, nếu hôm nay cháu không nói rõ, cô sẽ liên hệ với bố mẹ cháu.

Hai đứa trẻ luống cuống, đưa mắt nhìn nhau nhưng vẫn không nói gì. Không thể khai thác được gì từ hai đứa trẻ, tôi quyết định nghỉ làm buổi hôm đó đồng thời gọi điện ngay cho chồng về để giải quyết.

Khi chồng tôi về anh dùng cách vừa rắn vừa mềm để khai thác nội tình sâu bên trong. Hai đứa trẻ thú nhận việc đang có ý định ăn trộm tiền của bố mẹ nhưng mãi không mở được két sắt. Con trai tôi kể kĩ hơn:

- Chỉ có mình con thôi, mình con là đưa ra ý tưởng này. Thực chất là con có chơi game với một nhóm bạn, sau đó con bị thua. Mặc dù con đã đưa tiền cho nhóm bạn đó rồi nhưng chúng muốn đòi thêm. Chúng dọa nếu không đưa thêm số tiền mà chúng muốn thì chúng sẽ đánh và nói cho bố mẹ biết chuyện con chơi game, tiêu tiền vào game. Con sợ bố mẹ sẽ trách mắng nên ý định chỉ lấy 1 ít đưa cho chúng nốt lần này nữa thôi.

Ảnh minh họa

- Cái gì, con nói như thế nghĩ là con đang bị các bạn học uy hiếp. Con đã đưa tiền rồi, tiền ở đâu mà con đưa, đưa bao nhiêu?

- Dạ 20 triệu từ thẻ thanh toán của mẹ, cái lần mà mẹ vào app nhờ trên điện thoại của con mà quên không thoát ra, con đã tiêu tiền từ đó ạ.

- Con có niết 20 triệu là một số tiền vô cùng lớn với các con không, tại sao các con bị uy hiếp như thế mà không nói với ai lại tự mình xử lý.

Tôi đã quá tức giận mà mắng con một hồi lâu. May sao chồng cản lại. Anh bắt đầu đưa ra phương án xử lý là cần liên hệ với nhà trường và phụ huynh của nhóm bạn kia để xử lý. Mất vài ngày rồi nhưng chuyện này vẫn chưa được giải quyết xong còn tôi thì quá buồn bã vì tôi không ngờ con mình lại là nạn nhân bị bắt nạt và không biết phải xử trí sao mà lại nghe theo chúng đến vậy.

Tâm sự từ độc giả thuyan...

Trẻ ở lứa tuổi học đường có nhiều rắc rối xung quang việc trường, việc lớp và các bạn học. Không ít những đứa trẻ bị bắt nạt và vòi tiền nhưng với tâm lý sợ hãi, sợ bố mẹ nên không báo cáo với người lớn mà tự mình xử lý.

Giáo sư Li Meijin, chuyên gia tâm lý nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: Khi bị bắt nạn, điều đứa trẻ cần nhất là dũng khí, và cách hiệu quả nhất để đối phó với nạn bắt nạt là nuôi dưỡng dũng khí và dạy con cách chiến đấu lại.

Do đó, cách giáo dục gia đình có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bị bắt nạt của con tại trường. Việc cha mẹ trang bị cho con những kỹ năng, kiến thức và tâm lý mạnh mẽ để biết cách đối mặt, tự bảo vệ trước nguy cơ bị bắt nạt là rất cần thiết, ngược lại nếu gia đình dạy con cách cam chịu, nhẫn nhịn không phù hợp có thể khiến trẻ tăng nguy cơ bị bắt nạt.

Vậy nên, để tránh tình trạng trẻ bị bắt nạt, cha mẹ có thể dạy con theo những cách sau:

Dạy trẻ cứng rắn, không nên cam chịu

Tâm lý của một số phụ huynh là khuyên trẻ nên nhẫn nhịn cho qua, một điều nhịn là chín điều lành, tuy nhiên đây được cho là phương pháp chưa đúng đắn.

Giáo sư Li Meijin cho biết thêm, nhẫn nhịn một cách mù quáng lại càng vô dụng, điều này không hề giúp đứa trẻ thoát khỏi tình huống bị bắt nạt mà con tăng nguy cơ bị bắt nạt với nhiều hình thức khác nhau.

Nếu trẻ có cách hành xử như vậy khi bị bắt nạt, trẻ sẽ ngày càng sợ hãi, thu mình, lầm lỳ, ít nói. Sự hèn nhát và yếu đuối là tiêu chuẩn cho những kẻ bắt nạt tìm kiếm đối tượng.

Cách tốt hơn chúng ta cần dạy trẻ sự dũng cảm để chấm dứt hành vi này và lôi kéo sự giúp đỡ của nhóm trẻ khác để hỗ trợ.

Vì vậy, cha mẹ nên dạy con không được sợ hãi trước những người có thể gây nguy hại đến an toàn của mình. Hãy lên tiếng đề nghị đối phương không được tiếp tục trêu chọc mình.

Dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân

Cha mẹ là người sinh ra và nuôi dưỡng trẻ, lời nói và hành động của cha mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hành động và suy nghĩ của con cái. Do đó, trong bất kỳ trường hợp nào, sự hướng dẫn của cha mẹ sẽ tác động lớn đến nhận thức của trẻ.

Ngay cả khi trẻ không có bất kỳ một nguy cơ nào cho thấy mình có thể gặp nguy hiểm, cha mẹ cũng cần dạy con cách tự vệ. Nếu cha mẹ không cho phép trẻ có những hành động tự vệ khi bị bắt nạt, trẻ em sẽ mất dần ý thức đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình.

Việc để trẻ tự chủ trong mọi hoàn cảnh là tôn trọng ý thức độc lập của trẻ và hướng trẻ tới việc tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Tự vệ không phải là dạy trẻ đánh trả lại bằng vũ lực, chúng ta cần dạy trẻ sự dũng cảm để chấm dứt hành vi này và điều quan trọng nhất là bảo vệ an toàn cá nhân của trẻ.

Rèn luyện thể chất cho con

Cha mẹ nên nuôi dưỡng sở thích thể thao cho con ngay từ nhỏ, khi có thể lực tốt và cơ thể khỏe mạnh trẻ sẽ thêm tự tin vào bản thân, tinh thần cũng mạnh mẽ hơn.

Cho con tham gia các lớp học kỹ năngnhư học võ để tự vệ khi cần, phải luôn nhắc con mạnh mẽ để tự tin giúp mình và giúp người, chứ không phải học võ để đánh nhau hay ức hiếp bạn khác.

Thêm vào đó, cha mẹ cũng cần dạy con giao tiếp giữa trẻ với bạn và giao tiếp với người lớn. Cha mẹ cần dạy con có một thái độ bình tĩnh, luôn khoan dung và độ lượng khi chơi đùa cùng bạn bè để tránh xảy ra mâu thuẫn.

Cuối cùng, nếu trẻ có thể chất khỏe mạnh và có nhiều bạn bè, cha mẹ nên ngăn con mình bắt nạt người khác, thiết lập các giá trị đúng đắn cho con và không trở thành kẻ bắt nạt.

Tác giả: PHAN NGUYỄN

Nguồn tin: phunuphapluat.nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP