Cướp biển Somalia đứng trước một con tàu mà họ cướp năm 2012. Ảnh: AP
Cướp biển Somalia hôm 22/10 thả 26 thủy thủ châu Á bị bắt giữ tại Ấn Độ Dương cách đây 4 năm rưỡi, trong đó có 3 thuyền viên người Việt. Để giải cứu con tin, các nhà đàm phán đã làm việc với các trưởng lão thị tộc ở Somalia để thuyết phục cướp biển chấp nhận một số tiền tương đối nhỏ, coi như là chi phí cầm giữ tù nhân trong 1.672 ngày, theo NYTimes.
Các nhà đàm phán không tiết lộ số tiền, mặc dù họ nói rằng khoản đó "không là gì" so với số tiền cướp biển ban đầu yêu cầu. Một công ty luật Anh đã giúp gây quỹ, và nhiệm vụ giải cứu được điều phối bởi Ocean Beyond Piracy, một dự án của một tổ chức phi lợi nhuận Mỹ.
Trong khi đó, Bile Hussein, người đại diện của hải tặc, nói rằng khoản tiền chuộc là 1,5 triệu USD, nhưng chưa thể xác thực được con số này. Cơ quan ngoại giao Đài Loan thì cho biết ngoài quỹ quốc tế nói trên, chủ sở hữu tàu Naham 3 là một công ty Đài Loan cũng trả một phần khoản tiền chuộc, theo Focus Taiwan.
NYTimes đưa tin người đàm phán trưởng với cướp biển là Leslie Edwards. Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm làm cố vấn đàm phán con tin chuyên nghiệp. Ông đã đối phó với những kẻ bắt cóc trên toàn thế giới, giúp giải cứu nhân viên cứu trợ ở Iraq, các nhà báo ở Afghanistan, chủ công ty dầu ở Nigeria và con cái các doanh nhân giàu có ở Mỹ Latin.
Trong một cuộc phỏng vấn với Telegraph năm 2013, Leslie Edwards cho biết ông nắm rõ những thủ thuật và mưu mẹo cướp biển dùng để khiến các chủ tàu sợ hãi, nhằm đòi được tiền chuộc cao.
"Chiến thuật cơ bản nhất là nói rằng con tin đang chết đói hoặc không có nước uống trên tàu", Edwards nói. "Có khi họ sẽ nói rằng thủy thủ đoàn sắp chết vì bệnh tật hay nói rằng con tàu đang bị nhóm cướp biển khác tấn công. Đó đều là những chiêu bài để tăng áp lực".
"Nhiều tên cướp biển Somali rất khôn khéo và quyết liệt khi đàm phán, họ sẽ nhanh chóng tận dụng lợi thế nếu họ nắm được thóp của bạn", ông Edwards nói. "Bạn phải cứng rắn, nhưng đồng thời bạn phải cho thấy bạn hiểu rõ quá trình đàm phán".
Khó khăn
Mặc dù có hạm đội đa quốc gia chống hải tặc tại vùng biển ngoài khơi Somalia, tiền chuộc vẫn là cách hầu hết các vụ cướp tàu được giải quyết.
Ông Edwards kể lại lần đàm phán đầu tiên của ông với cướp biển Somalia vào năm 2008. Khoản tiền chuộc một triệu USD được thống nhất chỉ sau hai tuần đàm phán - đây là số tiền khá ít và quá trình diễn ra nhanh gọn so với các vụ cướp tàu gần đây. Tuy nhiên, ông gặp không ít khó khăn trong quá trình chuyển tiền.
"Hiện giờ, tiền chuộc thường được chuyển bằng cách điều phi cơ bay qua tàu và thả tiền bằng dù, nhưng hồi đó không phi công nào sẵn sàng mạo hiểm", ông Edwards kể lại. "Cuối cùng, chúng tôi đã điều một tàu kéo nên phải mất 14 ngày mới đến được điểm giao hẹn. Vì tàu gặp sự cố động cơ trên đường, chúng tôi nói với cướp biển rằng tàu có thể không đến kịp. Họ cho rằng chúng tôi nói dối và dọa rằng nếu chúng tôi không đến đúng hẹn thì họ sẽ giết thủy thủ đoàn".
Ông Edwards đã lo lắng quan sát hành trình của tàu kéo qua một màn hình theo dõi vệ tinh ở Hà Lan, nơi công ty chủ tàu đặt trụ sở. Khi lo sợ tàu sẽ không đến kịp, ông cảm thấy đau ngực dữ dội. "Tôi gọi điện hỏi bác sĩ liệu tôi có bị đau tim không. Ông ấy trả lời: "Không, anh chỉ căng thẳng quá thôi", Edwards kể.
May mắn là việc trao đổi cuối cùng diễn ra suôn sẻ và các vụ đàm phán sau diễn ra thuận lợi hơn do ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
Ông Edwards cho biết cướp biển Somalia thường ít tàn nhẫn hơn so với các băng nhóm bắt cóc ở Iraq. "Ở Somalia, trong số khoảng 150 con tàu bị cướp thì chỉ có vài trường hợp ngược đãi nghiêm trọng và tra tấn, thường chỉ khi xảy ra vấn đề gì đó".
Nhưng ông nhấn mạnh ông không dung thứ những gì hải tặc làm. Có một trường hợp con tin không thể chịu nổi cuộc sống cầm tù và đã kết liễu đời mình. "Thủy thủ đoàn nhét thi thể anh ấy vào trong tủ lạnh của tàu", ông Edwards kể. "Đến khi tàu được thả chúng tôi mới biết".
Câu hỏi đặt ra là liệu có nên trả tiền chuộc không, làm vậy liệu có khuyến khích thêm nhiều vụ cướp tàu hay không?
"Tôi nghĩ đó là câu hỏi sai", ông Edwards nói. "Câu hỏi cần phải đặt ra là làm thế nào để ngăn chặn hải tặc cướp tàu. Khi một con tàu đã bị cướp rồi thì rất khó giải cứu nó mà không có thiệt hại...Tất cả điều tôi làm là cố gắng khiến quá trình đó được thực hiện nhanh nhất và ít tốn kém nhất có thể".
Một mưu mẹo cướp biển hay dùng là đe dọa cho tàu mắc cạn. Một người thương lượng của cướp biển thậm chí còn nói rằng y sẽ bị chính nhóm của mình giết nếu không đòi được khoản tiền chuộc cao hơn. Một số lời bịp bợm khác thì dễ xử lý hơn.
"Có lần một nhóm hải tặc cướp một tàu chở hàng và nói với chúng tôi rằng thủy thủ đoàn đang chết đói. Chúng tôi ngay lập tức bóc trần lời nói dối bằng cách chỉ ra rằng có 20.000 tấn gạo trên tàu".
Các nhà đàm phán không tiết lộ số tiền, mặc dù họ nói rằng khoản đó "không là gì" so với số tiền cướp biển ban đầu yêu cầu. Một công ty luật Anh đã giúp gây quỹ, và nhiệm vụ giải cứu được điều phối bởi Ocean Beyond Piracy, một dự án của một tổ chức phi lợi nhuận Mỹ.
Trong khi đó, Bile Hussein, người đại diện của hải tặc, nói rằng khoản tiền chuộc là 1,5 triệu USD, nhưng chưa thể xác thực được con số này. Cơ quan ngoại giao Đài Loan thì cho biết ngoài quỹ quốc tế nói trên, chủ sở hữu tàu Naham 3 là một công ty Đài Loan cũng trả một phần khoản tiền chuộc, theo Focus Taiwan.
NYTimes đưa tin người đàm phán trưởng với cướp biển là Leslie Edwards. Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm làm cố vấn đàm phán con tin chuyên nghiệp. Ông đã đối phó với những kẻ bắt cóc trên toàn thế giới, giúp giải cứu nhân viên cứu trợ ở Iraq, các nhà báo ở Afghanistan, chủ công ty dầu ở Nigeria và con cái các doanh nhân giàu có ở Mỹ Latin.
Trong một cuộc phỏng vấn với Telegraph năm 2013, Leslie Edwards cho biết ông nắm rõ những thủ thuật và mưu mẹo cướp biển dùng để khiến các chủ tàu sợ hãi, nhằm đòi được tiền chuộc cao.
"Chiến thuật cơ bản nhất là nói rằng con tin đang chết đói hoặc không có nước uống trên tàu", Edwards nói. "Có khi họ sẽ nói rằng thủy thủ đoàn sắp chết vì bệnh tật hay nói rằng con tàu đang bị nhóm cướp biển khác tấn công. Đó đều là những chiêu bài để tăng áp lực".
Chiến thuật của các băng nhóm bắt cóc rất khác nhau. Biện pháp đối phó hiệu quả với một tên cướp Venezuela có thể phản tác dụng với phiến quân Iraq hay cướp biển Somalia.
"Nhiều tên cướp biển Somali rất khôn khéo và quyết liệt khi đàm phán, họ sẽ nhanh chóng tận dụng lợi thế nếu họ nắm được thóp của bạn", ông Edwards nói. "Bạn phải cứng rắn, nhưng đồng thời bạn phải cho thấy bạn hiểu rõ quá trình đàm phán".
Leslie Edwards (mặc áo sơ mi kẻ sọc) là người chuyên đàm phán để giải cứu con tin. Ảnh: Telegraph
Khó khăn
Mặc dù có hạm đội đa quốc gia chống hải tặc tại vùng biển ngoài khơi Somalia, tiền chuộc vẫn là cách hầu hết các vụ cướp tàu được giải quyết.
Ông Edwards kể lại lần đàm phán đầu tiên của ông với cướp biển Somalia vào năm 2008. Khoản tiền chuộc một triệu USD được thống nhất chỉ sau hai tuần đàm phán - đây là số tiền khá ít và quá trình diễn ra nhanh gọn so với các vụ cướp tàu gần đây. Tuy nhiên, ông gặp không ít khó khăn trong quá trình chuyển tiền.
"Hiện giờ, tiền chuộc thường được chuyển bằng cách điều phi cơ bay qua tàu và thả tiền bằng dù, nhưng hồi đó không phi công nào sẵn sàng mạo hiểm", ông Edwards kể lại. "Cuối cùng, chúng tôi đã điều một tàu kéo nên phải mất 14 ngày mới đến được điểm giao hẹn. Vì tàu gặp sự cố động cơ trên đường, chúng tôi nói với cướp biển rằng tàu có thể không đến kịp. Họ cho rằng chúng tôi nói dối và dọa rằng nếu chúng tôi không đến đúng hẹn thì họ sẽ giết thủy thủ đoàn".
Ông Edwards đã lo lắng quan sát hành trình của tàu kéo qua một màn hình theo dõi vệ tinh ở Hà Lan, nơi công ty chủ tàu đặt trụ sở. Khi lo sợ tàu sẽ không đến kịp, ông cảm thấy đau ngực dữ dội. "Tôi gọi điện hỏi bác sĩ liệu tôi có bị đau tim không. Ông ấy trả lời: "Không, anh chỉ căng thẳng quá thôi", Edwards kể.
May mắn là việc trao đổi cuối cùng diễn ra suôn sẻ và các vụ đàm phán sau diễn ra thuận lợi hơn do ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
Ông Edwards cho biết cướp biển Somalia thường ít tàn nhẫn hơn so với các băng nhóm bắt cóc ở Iraq. "Ở Somalia, trong số khoảng 150 con tàu bị cướp thì chỉ có vài trường hợp ngược đãi nghiêm trọng và tra tấn, thường chỉ khi xảy ra vấn đề gì đó".
Nhưng ông nhấn mạnh ông không dung thứ những gì hải tặc làm. Có một trường hợp con tin không thể chịu nổi cuộc sống cầm tù và đã kết liễu đời mình. "Thủy thủ đoàn nhét thi thể anh ấy vào trong tủ lạnh của tàu", ông Edwards kể. "Đến khi tàu được thả chúng tôi mới biết".
Câu hỏi đặt ra là liệu có nên trả tiền chuộc không, làm vậy liệu có khuyến khích thêm nhiều vụ cướp tàu hay không?
"Tôi nghĩ đó là câu hỏi sai", ông Edwards nói. "Câu hỏi cần phải đặt ra là làm thế nào để ngăn chặn hải tặc cướp tàu. Khi một con tàu đã bị cướp rồi thì rất khó giải cứu nó mà không có thiệt hại...Tất cả điều tôi làm là cố gắng khiến quá trình đó được thực hiện nhanh nhất và ít tốn kém nhất có thể".
Một mưu mẹo cướp biển hay dùng là đe dọa cho tàu mắc cạn. Một người thương lượng của cướp biển thậm chí còn nói rằng y sẽ bị chính nhóm của mình giết nếu không đòi được khoản tiền chuộc cao hơn. Một số lời bịp bợm khác thì dễ xử lý hơn.
"Có lần một nhóm hải tặc cướp một tàu chở hàng và nói với chúng tôi rằng thủy thủ đoàn đang chết đói. Chúng tôi ngay lập tức bóc trần lời nói dối bằng cách chỉ ra rằng có 20.000 tấn gạo trên tàu".
Tác giả bài viết: Phương Vũ
Nguồn tin: