Kinh tế

Chị Vừ Y Dở làm kinh tế giỏi

Không chỉ làm kinh tế giỏi, với cương vị là Chi hội trưởng phụ nữ bản, Y Dở luôn chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động cho mình và của chi hội phụ nữ. Đặc biệt là quan tâm hướng dẫn KHKT cho chị em, vận động hội viên trồng khoai sọ, bí xanh, chăn nuôi bò Mông...phát triển kinh tế gia đình. Nhờ vậy, đã có nhiều gia đình hội viên dân tộc Mông trong bản Lưu Thông đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trong câu chuyện thân tình, chị Chị Vừ Y Dở, dân tộc Mông - Chi hội trưởng phụ nữ bản Lưu Thông, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương chia sẻ: Sau khi xây dựng gia đình, vợ chồng chị ra ở riêng với ít ruộng nương mà bố mẹ chia cho. Do thiếu vốn cùng kỹ thuật sản xuất và chưa biết làm kinh tế nên thời gian đầu, cuộc sống gia đình chị gặp vô vàn khó khăn.

Bí xanh..một loại cây đặc sản của bà con người Mông bản Lưu Thông được Y Dở trồng với diện tích lớn.


Để thoát nghèo, vợ chồng chị quyết tâm phát triển kinh tế từ mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Nhận thấy các loại cây, con đặc sản của dân tộc mình đang được người tiêu dùng đặc biệt ưa chuộng, Vừ Y Dở đã nhanh chóng mở rộng diện tích trồng khoai sọ, bí xanh... Đồng thời, trồng xen các loại cây ngắn ngày dưới tán cây rừng trong thời kỳ chưa phát tán như dứa, rau xanh các loại.. để bán tăng thêm thu nhập.

Cùng với trồng khoai sọ, bí xanh Vừ Y Dở còn trồng thêm rẫy mía, dứa, trồng rau xanh các loại...tăng thu nhập.

Từ sự siêng năng, cần mẫn và khát vọng thoát nghèo, Vừ Y Dở còn đưa giống ngô, lúa năng suất cao về trồng. Hằng năm, gia đình chị thu hoạch được trên 10 tấn ngô, vừa bán lấy tiền sinh hoạt trong gia đình, vừa đảm bảo phục vụ cho chăn nuôi bò.

Mỗi năm, gia đình Y Dở thu hoạch được 10 tấn ngô...

Gia đình chị cũng là một trong những hộ đi đầu trong phong trào nuôi bò nhốt. Mô hình này thực sự cho hiệu quả kinh tế, có nhiều ưu điểm nổi trội so với nuôi bò thả rông truyền thống, tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc chăn thả, lại đảm bảo nguồn cỏ sạch cho bò, giữ gìn môi trường làng bản..

..vừa đảm bảo phục vụ chăn nuôi bò, lại có tiền trang trải sinh hoạt gia đình.

Mô hình chăn nuôi bò Mông, trồng ngô, khoai sọ, bí xanh.. đã mang lại nguồn thu nhập cho gia đình Vừ Y Dở hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình chị đã sung túc, ổn định hơn trước rất nhiều. Hiện nay, gia đình chị đã có cơ ngơi khang trang là 2 ngôi nhà sàn bề thế, rộng rãi cùng các phương tiện đắt tiền như xe máy, ti vi, tủ lạnh...Kinh tế ổn định, chị có điều kiện cho con cái được học hành đầy đủ.

Vừ Y Dở đang giới thiệu đặc sản khoai sọ của dân tộc Mông với chị em hội viên phụ nữ xã.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, với cương vị là Chi hội trưởng phụ nữ bản, Y Dở luôn chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động cho mình và của chi hội phụ nữ. Đặc biệt là quan tâm hướng dẫn KHKT cho chị em, vận động hội viên trồng khoai sọ, bí xanh, chăn nuôi bò Mông...phát triển kinh tế gia đình. Nhờ vậy, đã có nhiều gia đình hội viên dân tộc Mông trong bản Lưu Thông đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Siêng năng, cần cù trong lao động, sản xuất, tích cực với công tác hội, Vừ Y Dở còn là chỗ dựa vững chắc cho chồng con tham gia các hoạt động đoàn thể xã hội tại địa phương. Gia đình chị Vừ Y Dở thực sự là tấm gương sáng về sự nỗ lực phấn đấu xây dựng gia đình ít con hạnh phúc, tiến bộ. Nhiều năm liền, gia đình chị đều đạt gia đình văn hóa, gia đình hiếu học, hộ sản xuất kinh doanh giỏi của xã Lưu Kiền và của huyện Tương Dương./.

Tác giả bài viết: Hiến Chương

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP