Cuộc sống

Bố đến trường đón con tan học nhưng bị cô giáo từ chối, nhìn phản ứng của cậu con trai mới bất ngờ

Không ngờ khi nhìn thấy bố đến đón, cậu bé lại trốn sau lưng cô giáo không dám rời đi.

Phần lớn kiểu gia đình điển hình trong xã hội từ trước đến nay đều là "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm". Người đàn ông sẽ là trụ cột gia đình, lo kinh tế, còn người phụ nữ đóng vai trò hậu phương vững chắc. Theo mô hình gia đình này, hiển nhiên hầu hết các bà mẹ đều đảm nhận trách nhiệm chính là giáo dục, chăm sóc con cái. Dù là việc học ở trường hay việc ăn, mặc, ở, đi lại của con thì người mẹ đều có toàn quyền quyết định, còn người bố thì ít can thiệp hơn, thậm chí trong một số gia đình, người bố hoàn toàn không góp mặt trong quá trình nuôi dạy con cái.

Cách đây vài ngày, một đoạn video ghi lại cảnh ông bố lần đầu đón con tan trường, đã làm dấy lên sự bàn tán của dư luận Trung Quốc về vai trò của người bố trong gia đình. Theo đó, ông bố này vốn rất bận rộn với công việc bên ngoài và thường xuyên đi công tác, nên việc học của con, từ chọn trường, dạy con học, đưa đón con hay tham dự các buổi họp phụ huynh ở lớp đều do ông bà hoặc mẹ đảm nhiệm, còn bố gần như chưa bao giờ xuất hiện ở trường mẫu giáo của con trai.

Hôm đó là ngày nghỉ, ông bố có nhiều thời gian rảnh nên đã nhận trách nhiệm đón con đi học về. Nhưng ông bố này lại không ngờ, lần đầu tiên anh đón con tan trường lại gặp phải một tình huống "dở khóc dở cười" như thế, khiến ai chứng kiến cũng vừa buồn cười, vừa thương, thậm chí có người còn quở trách.

Vì sợ con trai ra về không nhìn thấy người nhà đón, thế nên ông bố này đã chủ động đến đợi ở cổng trường mẫu giáo của con trai từ sớm, tuy nhiên sự thật lại phũ phàng so với vẻ hào hứng, mong chờ của ông. Khi con trai nhỏ bước ra cùng với đám bạn, ông bố đã ngay lập tức hào hứng vẫy tay gọi.

Nhưng không ngờ tại thời điểm đó, cậu con trai lại có thái độ vô cùng sửng sốt, hoang mang khi nhìn thấy bố, dường như cậu bé không thể tin được hôm nay bố lại đến đón mình. Vì chưa kịp định hình nên đứa trẻ ngơ ngác trốn sau lưng cô giáo, mà không dám đi về phía người bố.

Lúc này, cũng bởi vì giáo viên chủ nhiệm ở trường mẫu giáo của con trai chưa từng gặp bố của cậu học sinh trước đây, vậy là khi nhìn thấy phản ứng bất thường của đứa trẻ, cô giáo đã ngay lập tức từ chối, không để người đàn ông trước mặt đón con. Dù người bố đã ra sức giải thích rằng mình là bố của đứa trẻ, nhưng cô giáo vẫn không tin. Thế nên để xác định tính chính xác, cô giáo của cậu con trai đã điện về cho người mẹ.

Sau khi nhận được câu trả lời, người giáo viên mới chịu tin, xoá bỏ nghi ngờ và đồng thời gửi lời xin lỗi đến người bố vì sự hiểu lầm "cười ra nước mắt" này. Tuy nhiên, người bố không trách cô giáo, ngược lại còn cảm ơn vì cho rằng phản ứng của cô giáo rất chuyên nghiệp, xuất phát từ việc lo lắng, đảm bảo sự an toàn cho tất cả học sinh của mình.

Dù vậy thì tại thời điểm tình huống xảy ra, người bố cũng không giấu được cảm xúc thất vọng, buồn bã vì không ngờ cậu con trai ruột của mình lại không nhận ra bố, không cho bố đón về nhà.

Trên thực tế, trường hợp này cũng không phải là chuyện hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bởi không chỉ có ông bố trên, mà còn có rất nhiều ông bố ngoài kia sẽ rất ít, hoặc thậm chí là không bao giờ tham gia vào quá trình nuôi dạy con cái. Điều này đã vô tình khiến cho những đứa trẻ hình thành cảm giác xa lạ đối với chính bố ruột của mình. Cảm giác xa cách này thường khiến con cái mất đi sự hiểu biết về bố.

Theo các nghiên cứu về tâm lý, giáo dục trẻ em, người bố có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy con cái. Vì vậy, nếu như trong quá trình khôn lớn, người bố không có sự đồng hành cùng con, con cái có thể bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau.

Dưới đây là một số hậu quả tiêu cực mà con cái có thể gặp phải

- Thiếu sự hướng dẫn: Người bố đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải giá trị, phẩm chất và hành vi đúng đắn cho con cái. Khi người bố không tham gia vào quá trình nuôi dạy con, con cái sẽ thiếu đi một nguồn cảm hứng và hình mẫu để noi theo. Từ đó, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng lý tưởng và quan điểm tích cực trong cuộc sống.

- Thiếu sự cân bằng và hỗ trợ: Khi người bố không tham gia vào quá trình nuôi dạy, con cái có thể rơi vào tình trạng thiếu cân bằng trong cuộc sống gia đình. Người bố thường đóng vai trò bổ sung và hỗ trợ người mẹ trong việc cung cấp sự ổn định về mặt vật chất, tình cảm và tâm lý cho con. Khi thiếu sự tham gia của người bố, con cái có thể gặp khó khăn trong việc đối mặt với các thách thức và khó khăn trong cuộc sống.

- Thiếu tương tác và phát triển xã hội: Người bố đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường tương tác và chơi đùa với con cái. Khi người bố không tham gia vào hoạt động này, con cái có thể thiếu cơ hội để phát triển kỹ năng xã hội, tạo mối quan hệ và thiết lập sự gắn kết với người khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ và sự tự tin trong tương lai của trẻ.

- Thiếu hỗ trợ tình cảm và phát triển tâm lý: Người bố có vai trò quan trọng trong việc cung cấp sự ủng hộ tình cảm, và phát triển tâm lý cho con cái. Khi người bố không tham gia vào việc nuôi dạy, con cái có thể gặp khó khăn trong vấn đề xử lý cảm xúc, phát triển lòng tự tin và khả năng quản lý cảm xúc. Trẻ có thể cảm thấy thiếu sự an ủi, không được người bố lắng nghe và không biết cách xử lý những cảm xúc phức tạp trong cuộc sống hàng ngày.

- Thiếu khả năng xác định hình mẫu người đàn ông tương lai: Người bố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hình mẫu người đàn ông lý tưởng cho con cái trong tương lai. Khi người bố không tham gia vào quá trình nuôi dạy, con cái có thể thiếu đi một hình mẫu người đàn ông chuẩn để học hỏi, từ đó không biết cách xây dựng mối quan hệ và tương tác với nam giới trong xã hội. Điều này có thể ảnh hưởng đến quan điểm, và quan hệ trong tương lai của con cái với phái nam.

Tác giả: KIỀU TRANG

Nguồn tin: phunuphapluat.nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP