Du lịch

Những đặc sản nức tiếng của quê hương quan họ

Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với những làn điệu dân ca quan họ mà còn được biết đến với nhiều đặc sản ngon không ở đâu có như bánh khúc làng Diềm, bánh...

Những đặc sản nức tiếng của quê hương quan họ - ảnh 2

Cơm quan họ. Cơm mà người Quan họ đãi khách đúng lề lối bao giờ cũng phải dùng “mâm đan, bát đàn”. Quan họ luôn dùng mâm đan (mâm gỗ tròn sơn son) để bưng cơm thết bạn, chính là biểu hiện cho tình cảm, tình yêu bền chặt giữa người Quan họ với nhau.

Những đặc sản nức tiếng của quê hương quan họ - ảnh 3

Còn bát đàn, nguyên thủy là bát được tiện từ cây gỗ bạch đàn (cây đàn trắng). Hình tượng này được lấy từ câu chuyện tình bất tử giữa chàng trai đánh cá nghèo Trương Chi với nàng Mỵ Nương.

Những đặc sản nức tiếng của quê hương quan họ - ảnh 4

Bánh phu thê Đình Bảng. Bánh phu thê là đặc sản nức tiếng nơi quê hương quan họ. Chiếc bánh vàng trong sắc hoa dành dành, thơm lừng hương bột nếp, đậu xanh, hạt sen, cùi dừa, bọc trong lớp lá dong giản dị.

Những đặc sản nức tiếng của quê hương quan họ - ảnh 5

Bánh phu thê mang hương vị rất riêng, ngọt ngậy béo bùi mà đầy lưu luyến. Bánh gói xong được buộc dây rơm nếp, luộc xong, người ta tháo bỏ dây rơm, úp bụng hai chiếc bánh vào nhau rồi dùng lạt đỏ buộc thành cặp; có lẽ vì vậy mà người đời gọi là bánh phu thê.

Những đặc sản nức tiếng của quê hương quan họ - ảnh 6

Bánh khúc làng Diềm. Trong bánh, ngoài xôi, lớp nếp óng dẻo bọc lấy lớp nhân đậu xanh bên trong, không phải là bánh, chẳng hẳn là xôi. Sở dĩ có tên bánh khúc là vì nguyên liệu chính để làm bánh là rau khúc. Rau khúc có hai loại: khúc tẻ và khúc nếp, khi làm bánh, người ta thường chọn lá khúc nếp, bởi lá khúc nếp thơm ngon hơn nhiều.

Những đặc sản nức tiếng của quê hương quan họ - ảnh 7

Bánh khúc làng Diềm có 2 loại: nhân hành và nhân đỗ. Bánh khúc nhân đỗ có vị bùi của đỗ, béo của thịt mỡ và thơm của hạt tiêu. Bánh khúc nhân hành có khác hơn đôi chút, hành được dùng làm nhân bánh khúc nhất thiết phải là hành khô, cộng thêm mộc nhĩ, hạt tiêu, răm, thịt ba chỉ băm nhỏ trộn lẫn với nhau.

Những đặc sản nức tiếng của quê hương quan họ - ảnh 8

Bánh khúc thường được người dân làng Diềm nặn với 2 hình thức: tròn như bánh rán hoặc hình tai voi, nhưng dù với hình thức nào, vỏ bánh cũng phải dát mỏng mà không để lộ nhân.

Những đặc sản nức tiếng của quê hương quan họ - ảnh 9

bánh tẻ làng Chờ. Ai từng ăn bánh răng bừa (hay còn gọi là bánh tẻ), một thứ quà quê nổi tiếng của thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh sẽ không thể nào quên được vị ngọt từ thịt, mùi thơm của hành, cái giòn của mộc nhĩ và sự dẻo thơm của bột bánh.

Những đặc sản nức tiếng của quê hương quan họ - ảnh 10

Bánh tẻ ăn lúc còn nóng vừa có độ giòn lại vừa có vị đậm, vị béo của nhân, nồng nàn của mùi lá, không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào khác được. Bánh khi ăn chấm với tương ớt hoặc nước mắm ớt, tùy sở thích của từng người.

Những đặc sản nức tiếng của quê hương quan họ - ảnh 11

nem bùi được khai sinh ở làng Bùi Xá, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nghề làm nem ở đây đã có hàng trăm năm, đời này kế tiếp đời kia phát triển và gìn giữ nghề cha ông để lại.Trải qua bao thăng trầm, vài năm trở lại đây nem Bùi dần có mặt trên Thị trường và trở thành món ẩm thực ngon, rẻ, đồng thời là món quà trao tay ý nghĩa cho bạn bè, người thân sau mỗi dịp ghé qua Bắc Ninh.

Những đặc sản nức tiếng của quê hương quan họ - ảnh 12

Nguyên liệu làm món nem Bùi phải là giống lợn ỉn đen, lưng gẫy hình yên ngựa, mõm ngắn nuôi bằng cám gạo và bèo cái, hoặc rau chuối. Cả con lợn thịt ra cũng chỉ lấy được hai cái thăn và phần mỡ gáy để làm nem. Công đoạn làm rất công phu và cẩn thận để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những đặc sản nức tiếng của quê hương quan họ - ảnh 13

Tương Đình Tổ. Khác với các loại tương khác, tương Đình Tổ (huyện Thuận Thành) được làm từ nguyên liệu chính là ngô, ngoài ra còn có đỗ tương và gạo nếp cái hoa vàng. Tất cả đều được ủ và lên men tự nhiên không dùng bất kỳ một loại hoá chất hay men phụ trợ nào.

Những đặc sản nức tiếng của quê hương quan họ - ảnh 14

Thông thường một mẻ tương phải được ủ kỹ trong vòng nửa tháng mới có thể mang ra xay để tạo ra tương thành phẩm. Tương thành phẩm sẽ có màu đỏ nâu, đặc sánh, mùi thơm vị ngọt bùi, ngậy béo đặc trưng của gạo nếp, của ngô, tất cả tạo cho tương ăn có giá trị dinh dưỡng riêng, thường được dùng chấm rau luộc, thịt lợn, thịt bò, cá nướng, bánh đúc, bánh tẻ, bún, dùng kho cá, kho thịt…

Những đặc sản nức tiếng của quê hương quan họ - ảnh 15

thịt chuột Đình Bảng. Theo người trong làng, Đình Bảng săn chuột không phải để kiếm sống như nhiều nơi khác nó xuất phát từ việc giúp mùa màng bội thu, người dân bắt chuột đồng để ăn quanh năm nhưng chủ yếu họ đi săn vào vụ gặt bởi thời gian này chuột sinh sản nhiều và thịt béo.

Những đặc sản nức tiếng của quê hương quan họ - ảnh 16

Thịt chuột đồng có màu trắng và thơm ngon như thịt gà, được sử dụng như một nguyên liệu chính, kết hợp với các phụ gia để chế biến nhiều món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ. Trong đó, phổ biến nhất là thịt luộc ép lá chanh

Tác giả bài viết: Hiền Hòa

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP