Ở trẻ dưới 3 tuổi, nhiệt độ cơ thể có thể hơi cao một chút, hơn 37 độ cũng vẫn là nhiệt độ bình thường. Tuy nhiên, khi trẻ có biểu hiện sốt ở mức 38 độ mà không rõ nguyên nhân như (mọc răng, đi tiêm…), bạn cần đưa trẻ đi khám ngay để có những chẩn đoán kịp thời.
Không nên để trẻ sốt cao mới đi khám vì sốt cao quá, trẻ rất dễ bị co giật, nguy hại nghiêm trọng.
Khó thở
Bình thường nhịp thở của trẻ sơ sinh dao động từ 20-40 nhịp một phút và thỉnh thoảng khi vừa mới thức dậy, nhịp thở của bé sẽ tăng nhanh hơn chút ít. Nhịp thở của trẻ thường nhanh hơn người lớn và không đều. Khi trẻ thở, thường xuất hiện các vết lõm ở ngực, đó là điều bình thường.
Nếu thấy trẻ thở nhanh, khó thở, lồng ngực rung lên, thở bằng mũi thì rất có thể trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp. Ở trẻ nhỏ, bệnh suy hô hấp rất dễ mắc. Nếu trẻ thở khò khè, có thể là biểu hiện của bệnh hen suyễn hoặc nhiễm virus viêm phổi. Và bạn phải đưa con đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chẩn đoán kịp thời. Vì với trẻ nhỏ, mọi biểu hiện của bệnh đều phải phát hiện và điều trị kịp thời, chỉ chậm trễ một chút là nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
Không nên để trẻ sốt cao mới đi khám vì sốt cao quá, trẻ rất dễ bị co giật, nguy hại nghiêm trọng. (ảnh minh họa)
Một số biểu hiện khác của bệnh hô hấp có thể thấy như:
– Xuất hiện màu xanh xung quanh miệng trẻ, môi hoặc móng tay.
– Màu da tái nhợt hoặc xám đi.
– Mũi sưng phồng lên.
Khóc dai dẳng mãi không thôi
Bố mẹ đừng chủ quan với biểu hiện này của trẻ nhỏ nhé. Vì trẻ còn bé, chưa nói được nên mọi dấu hiệu của bé bố mẹ đều phải quan tâm, sát sao.
Nếu bé khóc không dứt, khóc to, kèm theo sốt, đó có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng nặng hoặc thậm chí viêm màng não. Nên phải đưa bé đi khám ngay lập tức.
Nôn sau khi bị ngã
Trẻ tuổi chập chững bước đi thường hay bị ngã và ngã ra sau là rất nguy hiểm. Vì khi đó, đầu của bé đập xuống đất. Trẻ nhỏ đầu và não còn chưa phát triển cứng cáp, nên những va đập mạnh như vậy rất dễ gây tổn thương. Sau khi bé bị ngã đập đầu, bố mẹ cần theo dõi biểu hiện của con. Nếu thấy con bị choáng, bị nôn, bố mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ ngay vì rất có thể cú ngã đã ảnh hưởng đến não…
Sốt phát ban
Sốt phát ban có thể là một bệnh không nguy hiểm, tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu bé bị viêm màng não.
Có nhiều căn bệnh gây sốt phát ban nhưng khi bạn chưa tìm rõ nguyên nhân thì có thể đưa con tới khám bác sĩ để biết được bệnh và có cách điều trị kịp thời.
“Sản phẩm” của con có màu lạ
Một cách khác để phán đoán sức khỏe của trẻ đó chính là phương pháp quan sát “sản phẩm” của con. Nếu nhận thấy “sản phẩm” của bé có màu lạ so với bình thường thì các mẹ cần phải cảnh giác.
Trẻ lớn xuất hiện đau bụng phía dưới, bên phải hoặc đột nhiên đau quặn bụng… thì các bà mẹ hãy bảo trẻ thử nhảy lên xuống, nếu thấy đau hơn khi làm vậy thì đó có thể là dấu hiệu đau ruột thừa. (Ảnh minh họa)
Nếu sản phẩm của trẻ có máu thì bạn hãy cẩn thận vì đây là dấu hiệu nguy hiểm từ đường tiêu hóa của con. Sản phẩm có màu đen hoặc trắng cũng đều là dấu hiệu của bệnh và cần đi khám ngay.
Đau bụng
Trẻ lớn xuất hiện đau bụng phía dưới, bên phải hoặc đột nhiên đau quặn bụng… thì các bà mẹ hãy bảo trẻ thử nhảy lên xuống, nếu thấy đau hơn khi làm vậy thì đó có thể là dấu hiệu đau ruột thừa.
Dấu hiệu trẻ bị viêm ruột thừa: tiêu chảy, sau đó đau bụng, nôn, đau đớn, sốt. Khi phát hiện con có những dấu hiệu này, bạn cần cho con tới cơ sở y tế để khám ngay.
Nếu trẻ nhỏ bị đau bụng thất thường, lúc thì quặn thắt lúc lại đó có thể là dấu hiệu của chứng lồng ruột – một loại rối loạn nghiêm trọng ở trẻ nhỏ khi các đoạn ruột bị vướng vào nhau. Cơn đau sẽ thường xuất hiện khoảng 20 đến 60 phút, có thể dẫn đến nôn mửa, sốt, đi ngoài ra máu.
Tác giả bài viết: TT/ tổng hợp
Nguồn tin: