Trong nước

Quảng trường Ba Đình lịch sử vang dội lời tuyên ngôn độc lập năm xưa

Ngày nay đất nước ta đã lớn mạnh hơn gấp nhiều lần; Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập có uy tín trên trường Quốc tế.

Ngày 2/9/1945, trên lễ đài lớn tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh của đông đảo nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, đã trang trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại trên thế giới, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra đời từ thời điểm đó.

Ngày 2/9/1945 thế kỷ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, mở ra trang sử mới cho dân tộc ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập!….

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ 2/9/1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới, từ đó người dân Việt Nam đã trở thành công dân của một nước tự do và độc lập.

74 năm qua là cả một quá trình phấn đấu hy sinh đầy gian khổ, không tiếc của cải và cả xương máu của dân tộc, vừa kháng chiến vừa kiến quốc để bảo vệ và xây dựng nên Tổ quốc Việt Nam hôm nay.

Ngày nay đất nước ta đã lớn mạnh hơn gấp nhiều lần; Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập có uy tín trên trường Quốc tế. Cách mạng Tháng Tám thành công, một cuộc cách mạng không đổ máu, không lấy “súng đẻ ra chính quyền” mà tất cả dựa vào lòng dân và sức mạnh của cả một dân tộc đang khao khát tự do, một đất nước đang đòi độc lập.

Sức mạnh đó đã quy tụ lại và bùng nổ ở một thời khắc quan trọng của lịch sử: “Bắc - Trung - Nam khắp ba miền. Toàn dân khởi nghĩa, chính quyền về tay”. Đúng là một cuộc khởi nghĩa của lòng dân, của ý chí dân tộc làm tê liệt mọi sự phản kháng của chính quyền thực dân cai trị.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Con cháu thế hệ sau này có quyền tự hào về điều đó mà duy trì và phát huy sức mạnh đó trong công cuộc bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Dấu mốc lịch sử đó đã trở thành bài học lịch sử của những cuộc chiến tranh nhân dân xảy ra sau ngày lập quốc và tất cả những thế lực gây hấn và đương đầu với dân tộc Việt Nam đều đã thất bại dù trong tay có quân hùng, tướng mạnh hay chiến thuật “biển người” hoặc vũ khí hiện đại.

Người tý hon quật ngã gã khổng lồ Gô-li-át là chuyện cổ tích có thật xảy ra trên đất nước Việt Nam này và điều đó không chỉ xảy ra một lần! Đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta đã bước ra thế giới bằng tư thế của người chiến thắng và bằng diện mạo bất khuất của dân tộc, với một hình ảnh hào sảng, tự hào: “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.

Kỷ niệm 74 năm ngày Quốc khánh 2/9, mỗi người Việt Nam dù đang bất kỳ nơi đâu, cũng không khỏi xúc động bồi hồi, khi nhớ lại khí thế đầy hào hùng, sôi sục và náo nức của những ngày đầu cách mạng, đặc biệt là ngày Quốc khánh 2/9/1945 lịch sử.

MỐI QUAN HỆ MÁU THỊT GIỮA ĐẢNG -NHÂN DÂN TRONG DI CHÚC CỦA CHỦTỊCH HỒ CHÍ MINH

Đã 50 năm thực hiện theo di huấn của Người, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phấn đấu tự đổi mới về tư duy, về phong cách,về tổ chức và cán bộ, kiên quyết “đấu tranh chống cái cũ, chống cái bảo thủ trìtrệ, chống giáo điều rập khuôn, chốngchủ quan nóng vội, chống tha hóa, biếnchất, chống những thói quen lỗi thời dai dẳng”.

Phấn đấu xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổchức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Xứng đáng là Đảng cầm quyền, là đội tiền phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộcViệt Nam.

Trong bản Di chúc với hơn 200 từ, HồChí Minh đã vạch cho Đảng Cộng sản Việt Nam một công trình lý luận về xây dựng Đảng cầm quyền đó là những vấn đề căn cốt trong công tác xây dựng Đảng: Giữ gìn mối đoàn kết trong Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện nguyên tự phê bình và phê bình, rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng phục vụ nhân dân của mỗi cán bộ, đảng viên.

Công tác chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ chiến lược, là công việc thường xuyên để giữ vững vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng ta trong các giai đoạn của cách mạng. Để hoàn thành được sứ mệnh cao cả đó của Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” - Đó vừa là lương tâm, là biện pháp, là hành động cần thiết của mỗi người đảng viên chân chính trong công cuộc rèn luyện mình và xây dựng Đảng.

Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Người, là một dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân tự kiểm đếm lại, những công việc mình đã thực hiện và sẽ thực hiện theo vài dòng nhắn nhủ của Hồ Chí Minh. Đây là một cơ hội tốt để mỗi người dân Việt Nam, cán bộ, đảng viên thật thà tự phê bình và phê bình, tự soi, tự sửa một cách nghiêm túc từ đó phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt còn tồn tại trên tinh thần đồng chí thương yêu lẫn nhau, cùng nhau “xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.

Tác giả: Sông Lam - Nguyễn Quân

Nguồn tin: Pháp Luật Plus

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP